Thường xuyên kiểm tra vườn quả, nếu mật độ thấp có thể thu diệt sâu non và nhộng bằng tay.
Bướm phượng vàng
Sâu bọ
Triệu chứng
Bướm gây hại rất phổ biến ở các vùng trồng bưởi nước ta. Sâu non ăn rải rác trên lá non, búp non làm cho lá bị khuyết, ảnh hưởng đến quang hợp của cây.
Lúc nhỏ sâu chỉ ăn lá non và chỉ gặm khuyết bìa lá, khi lớn sâu có thể ăn cả chồi hoặc thân non.
Nhận biết sâu hại
Trưởng thành là loại bướm có màu sặc sỡ, màu vàng đen có những mảnh trắng, vàng da cam hoặc chấm đỏ. Thân dài 20 – 25 mm, chiều dài sải cánh khoảng 130 mm.
Trứng hình cầu, đường kính 0,1 – 0,2 mm; khi mới đẻ có màu trắng, sau đó trứng chuyển màu vàng sẫm. Trứng đẻ rải rác từng quả vào các đọt và lá non.
Sâu non có 5 tuổi. Tuổi nhỏ có màu đen, thân nhiều lông, đẫy sức có thể dài từ 60 – 70 mm màu xanh lục xen những vệt màu nâu. Từ tuổi 4 sâu không nằm yên trên mặt lá mà thường ẩn nấp sâu vào các cành lá, khi ăn mới bò ra. Sâu hoạt động chậm chạp và khi lớn đủ sức sâu nhả tơ treo mình hóa nhộng trên cành cây.
Nhộng dài 25 – 30 mm, có màu từ xám đến xanh xám, hai bên đầu có mấu lồi nhọn như sừng, lưng ngực nhô lên. Nhộng được treo vào cành bằng 2 sợi tơ ở bụng.
Vòng đời của sâu khoảng 30 – 50 ngày. Trưởng thành con cái 5 – 8 ngày, con đực 3 – 5 ngày. Sâu non 15 – 25 ngày. Trứng 3 – 7 ngày. Nhộng khoảng 10 ngày.
Nguyên nhân
Hàng năm sâu non thường xuất hiện và gây hại trên vườn bưởi từ tháng 4 – 9.
Biện pháp phòng ngừa
* Biện pháp canh tác kỹ thuật
Tỉa cành để các đợt chồi non ra tập trung
* Biện pháp sinh học
Bảo vệ và lợi dụng tập hợp thiên địch tự nhiên như: Nhện, kiến vàng, bọ rùa, bọ cánh cứng….
* Biện pháp hóa học
Xử lý thuốc khi thấy trưởng thành xuất hiện và đẻ trứng trên các chồi non.