Cách diệt ốc sên (ốc ma) trong vườn xà lách hiệu quả, an toàn là áp dụng phương pháp thủ công hoặc thuốc sinh học. Tìm hiểu chi tiết trong bài viết hôm nay nhé!
Cách diệt ốc sên/ốc ma trong vườn xà lách hiệu quả, an toàn
Khác
Cách diệt ốc sên/ốc ma trong vườn xà lách hiệu quả, an toàn
Sử dụng thuốc hóa học sẽ không đạt hiệu quả cao, nên dùng phương pháp thủ công, sinh học diệt hoặc xua đuổi ốc sên có hiệu quả hơn. Bà con có thể tiêu diệt ổ trứng hoặc bắt bằng tay vào lúc chiều tối sẽ hạn chế mật số ốc sên.
Dưới đây là 1 số mẹo diệt ốc sên/ốc ma an toàn hiệu quả:
- Dùng tỏi: Giã nát tỏi rồi quăng vào các khu vực có nhiều ốc sên. Tỏi sẽ làm rối loạn hoạt động thần kinh của ốc sên, khiến cho chúng tiết bã nhầy một cách không kiểm soát, cuối cùng chết khô.
- Dùng bẫy pet food: Pet food là loại đồ ăn cho thú cưng, tận dụng chúng để thu phục con ốc sên. Dùng một chiếc chai nhựa nhỏ và ít pet food (loại càng thơm càng tốt để dẫn dụ ốc sên). Cắt miệng chai sao cho ốc sên chỉ có thể chui vào mà không chui ra được, sau đó đổ đầy pet food vào chai và chờ đợi. Mùi thơm của đồ ăn khiến ốc sên sẽ tự chui vào chai và nằm luôn trong chai.
- Dùng bia: Đổ đầy bia vào một cái chậu rồi đem để ra giữa vườn, mùi men hấp dẫn sẽ khiến ốc sên bò vào chậu. Chất alcohol khiến ốc sên chết.
- Dùng vỏ trứng nghiền nát:
- Tận dụng những vỏ trứng bỏ đi, bóp nát ra và rải xung quanh gốc của các luống rau. Khi ốc sên bò qua những mảnh vỡ của trứng, chúng sẽ cảm thấy khó chịu và không muốn tiếp tục nữa, do đó sẽ giảm thiểu sự phá hoại của loài nhuyễn thể này đến các luống rau xanh.
- Vôi bột: Rắc một lớp vôi bột mỏng lên bề mặt đất trồng, lặp lại 2 – 3 lần một tháng, ốc sên sẽ bị tiêu diệt nhanh gọn.
- Vỏ cam: Đem bỏ vỏ cam xung quanh nhưng không sát gốc cây. Ốc sên sẽ tìm đến vỏ cam, bạn dễ dàng thu dọn ốc sên.
- Lá dâm bụt: Ốc sên rất thích ăn lá dâm bụt, vậy nên chỉ cần chặt lá non dâm bụt để ở một góc vườn để bẫy chúng. Sau đó thu gom cả cành lẫn ốc.
- Bột cà phê: Dùng bột cà phê rắc quanh gốc hoặc hòa tan rồi phun lên thân và lá cây để xua đuổi ốc sên.
- Nuôi thiên địch: Gà, vịt, ếch, nhái… là những loài rất thích ăn ốc sên. Nuôi gà vịt vừa tăng lợi ích kinh tế, vừa bảo vệ vườn rau tươi tốt.
Biểu hiện ốc sên/ốc ma gây hại vườn xà lách
Ốc sên (ốc ma) gây hại cả giai đoạn cây xà lách con và cây lxà lách lớn làm ảnh hưởng đến năng suất và mẫu mã sản phẩm.
Biểu hiện gây hại của sên được ghi nhận bằng những lỗ thủng và vệt nhớt dài trên lá, hoa, quả, thân cây. Xà lạch bị giảm diện tích quang hợp, cây sinh trưởng chậm, giảm giá trị thương mại và tạo vết thương cho nấm, vi khuẩn xâm nhập, làm cho cây trồng giảm sự chống chịu với điều kiện ngoại cảnh thậm chí là chết.
Chỉ có khoảng 5% quần thể ốc sên sống trên mặt đất, còn lại 95% ở dưới đất đẻ trứng hoặc ăn hại rễ, chồi non, cây con.
Đặc điểm hình thái ốc sên/ốc ma Gastropoda
Vỏ ốc mỏng, có 4 đến 5 vòng xoắn, màu sắc thay đổi nhưng thường màu xám hạt dẻ nhạt, hay nâu có những vệt hay đốm vàng.
Thân sên mềm và nhớt màu nâu xám, thu hết vào bên trong vỏ khi không hoạt động. Khi hoạt động sên thò đầu và chân ra khỏi vỏ, đầu có 2 đôi râu vòi. Các râu vòi có thể thu rút vào trong đầu.
Sên thuộc loại động vật ăn cỏ, ăn vào ban đêm, chúng ăn nhiều loại cây cỏ khác nhau.
Điều kiện phát sinh phát triển ốc sên/ốc ma
Ốc sên thường xuyên có mặt trên vườn, nhưng khi trời nắng thì chúng ẩn nấp ở nơi có bóng mát và ẩm ướt như lá khô, nilon, gạch đá để đẻ trứng.
Sên hoạt động và phá hại vào ban đêm. Chúng thích sinh sống ở nơi mát, tối và ẩn nấp vào ban ngày ở những nơi ẩm ướt.
Biện pháp phòng ngừa ốc sên/ốc ma gây hại vườn xà lách
* Biện pháp canh tác kỹ thuật:
Vệ sinh vườn, thu gom, tiêu hủy tàn dư cây trồng.
Luôn giữ vườn rau thông thoáng, tránh ẩm độ không khí cao trên vườn.
Trong quá trình canh tác, tỉa lá nếu phát hiện ốc sên phải thu bắt.
Thu gom toàn bộ gạch, đá…trên ruộng để hạn chế nơi cư trú của các loài sên.
* Biện pháp sinh học:
Sử dụng can nhựa có hòa các chất như bả bia hoặc sữa chua để bẫy sên nhớt trên vườn xà lách.
Có thể dùng vỏ cam, vỏ dưa hấu, dưa chuột, lá dâm bụt, xơ mít, mật ong… để thu hút ốc sên.
Đất diatomite là một loại đá bột từ các vi sinh vật biển hóa thạch. Chất này có các cạnh sắc nhỏ li ti và gây hại cho loài ốc sên thân mềm.
Xem thêm các sâu bệnh hại thường gặp trên cây xà lách: Thuốc đặc trị bệnh lở cổ rễ ở xà lách có không?