Ưu tiên sử dụng các thuốc sinh học, chỉ sử dụng thuốc hóa học khi lượng sâu bệnh phá hại nhiều.
Sử dụng thuốc BVTV cần đọc kỹ thông tin trên bao bì và sử dụng đúng liều lượng.
Phun thuốc vào sáng sớm hoặc chiều mát.
Khi mật độ sâu bệnh nhiều 7 – 10 ngày nhắc lại 1 lần phun. Tuy nhiên cần đảm bảo thời gian cách ly.
Khi sử dụng các thuốc sinh học nên kết hợp với Amino acid phun khi cây ra ngọn non để tiêu diệt câu cấu trưởng thành và tưới gốc để tiêu diệt ấu trùng dưới đất.
Thăm đồng thường xuyên, đặc biệt vào đầu và cuối mùa mưa.
Triệu chứng
Bọ lớn ăn khuyết lá, cắn đứt chồi non và rụng hoa. Nếu mật độ cao, chúng sẽ ăn lá xơ xác.
Câu cấu xanh ăn hết các lộc non, cành non và quả non làm cho cây sinh trưởng, phát triển kém, giảm năng suất.
Trưởng thành cắn gặm lá già chừa gân lá lại, đôi khi ăn trụi cả lá non nếu mật số cao.
Sự gây hại của câu cấu có thể làm giảm sinh trưởng của cây.
Nhận biết sâu hại
Con trưởng thành là bọ cánh cứng, màu xanh vàng óng ánh, mỏ nhọn và quặp.
Con cái đẻ trứng nhỏ màu trắng, rời rạc, chúng sống từng cụm 3 – 4 con, núp phía dưới mặt lá, giả chết khi rơi xuống đất khi bị động.
Bọ cánh cứng màu xanh vàng có ánh kim nhũ, chúng có thể sống và phá hại hàng tháng.
Bọ lớn ban ngày ẩn trong tán lá hoặc dưới đất, đẻ trứng rải rác từng quả trên mặt đất quanh gốc cây, sâu non sống trong đất, ăn chất hữu cơ mục nát hoặc rễ cây. Hóa nhộng trong đất.
Con trưởng thành thường hoạt động mạnh vào sáng sớm và chiều tối. Ban ngày, chúng chậm chạp, thấy động thì lẩn trốn hoặc giả chết.
Nguyên nhân
Nguyên nhân do câu cấu xanh lớn gây ra.
Biện pháp phòng ngừa
* Biện pháp canh tác kĩ thuật
Vệ sinh vườn thường xuyên, phát quang quanh vườn.
* Biện pháp sinh học
Nuôi thiên địch là kiến vàng trong vườn để hạn chế sự phát triển và gây hại của câu cấu.