Câu cấu

Sâu bọ

Do đặc tính của trưởng thành là khi bị động sẽ buông mình rơi xuống đất, nên có thể áp dụng biện pháp rung cây hoặc dùng que quơ mạnh trên tán để thu gom trưởng thành rơi xuống hoặc khi cây ra đọt non quan sát sẽ dễ dàng nhận thấy và bắt bằng tay.

Dùng vợt hoặc bắt bằng tay câu cấu trưởng thành để tiêu diệt.

Triệu chứng

Câu cấu là đối tượng rất nguy hiểm bởi với số lượng lớn, phàm ăn, chúng ăn cụt các đọt non, lá non, lá bánh tẻ (thậm chí cả lá già với loài Platymycterus sieversi) và quả non.

Quả bị hại nặng có thể rụng, quả bị nhẹ làm vỏ quả biến dạng, giảm phẩm chất thương phẩm quả.

Chúng ăn trụi cả lá làm đọt non còi cọc, ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của cây, cây kém phát triển. Khi cây có hoa, chúng ăn cả hoa mới nhú (kể cả rễ của các lọai cỏ).

Nhận biết sâu hại

Có 2 loại: (loại to và loại nhỏ)

Câu cấu to thường xuất hiện số lượng ít.

Câu cấu nhỏ là loại nhân ra rất nhanh có thể thành dịch.

Trưởng thành: Là bọ cánh cứng, thân hình bầu dục, dài khoảng 7 – 10 mm trên toàn thân có phủ lớp ánh kim nhũ, trưởng thành cái màu xanh, trưởng thành đực có màu vàng, đầu kéo dài như một cái vòi.

Trứng: Đẻ rải rác từng quả trên mặt đất, hình bầu dục, dài khoảng 1mm, màu trắng ngà.

Sâu non: Màu trắng sữa, mình hơi cong, không có chân, sống trong đất ăn chất hữu cơ và rễ cây.

Nhộng: Màu trắng ngà, dài khoảng 10 mm, nằm trong đất.

Nguyên nhân

Bọ trưởng thành ban ngày ẩn trong lùm cây rậm rạp, họat động vào sáng sớm và chiều tối, ban ngày có nắng ẩn dưới đất, ít bay, bò chậm chạp, thấy động thì lẩn trốn hoặc giả chết rơi xuống đất.

Trưởng thành đẻ trứng rãi rác trên mặt đất quanh gốc cây. Sâu non sống trong đất ăn chất hữu cơ mục nát hoặc rễ cây. Giai đọan ấu trùng có thể kéo dài trong nhiều tháng.

Chúng phát triển nhiều ở vùng đất thường xuyên khô hạn. Do ban ngày sâu ẩn nấp nên thường chỉ thấy triệu chứng cây bị hại mà không thấy sâu.

Biện pháp phòng ngừa

* Biện pháp canh tác kỹ thuật

Thường xuyên kiểm tra vườn cây, nhất là các vườn ươm, vườn kiến thiết cơ bản để phát hiện sớm và chủ động phòng trừ.

Vệ sinh vườn cho thông thoáng.

Quản lý nước trong vườn hợp lý, tránh để khô hạn thời gian dài.

* Biện pháp sinh học

Nuôi kiến vàng trong vườn cây có múi.

* Biện pháp hóa học

Nếu vườn thường xuyên bị câu cấu xanh hại thì nên cày xới đất để tiêu diệt ấu trùng trong đất hoặc có thể dùng thuốc sâu dạng hạt rải quanh gốc cây với liều lượng 20-25 g/gốc, 1-2 lần một năm vào đầu và cuối mùa mưa.

Tìm hiểu chi tiết tại Tải ứng dụng!

Copyright 2023 – MobiFone

Trung tâm Dịch vụ số MobiFone – Chi nhánh Tổng Công ty Viễn thông MobiFone

Giấy ĐKKD: 0100686209-087
Đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 16/06/2023 cấp bởi Sở KHDT thành phố Hà Nội.

Phát triển và vận hành sản phẩm: Công ty cổ phần giải pháp thời tiết WeatherPlus

Khám phá

Liên hệ

Trụ sở: Số 01 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội