Do đặc tính của trưởng thành là khi bị động sẽ buông mình rơi xuống đất, nên có thể rung cây hoặc dùng que quơ mạnh trên tán để thu gom trưởng thành rơi xuống.
Hoặc khi cây ra đọt non, quan sát sẽ dễ dàng nhận thấy câu cấu và bắt bằng tay.
Sâu bọ
Do đặc tính của trưởng thành là khi bị động sẽ buông mình rơi xuống đất, nên có thể rung cây hoặc dùng que quơ mạnh trên tán để thu gom trưởng thành rơi xuống.
Hoặc khi cây ra đọt non, quan sát sẽ dễ dàng nhận thấy câu cấu và bắt bằng tay.
Con trưởng thành sống trên cây cắn phá lá non, đọt non, lá bánh tẻ. Nếu mật độ cao, chúng ăn cả lá đã già.
Câu cấu ăn cả phiến lá để lại một phần gân chính làm khuyết lá (cả lá và gân lá từ mép lá trở vào) và làm cho bộ lá xơ xác, ảnh hưởng rất lớn đến khả năng quang hợp của cây, khiến cho cây còi cọc, xơ xác.
Câu cấu còn gặm ăn cả gié tiêu, quả non.
Trưởng thành của câu cấu là một loại bọ cánh cứng, cơ thể hình bầu dục, dài khoảng 12 – 14 mm, chiều rộng khoảng 6 – 7 mm, trên mình phủ một lớp bột vàng tươi óng ánh (khi mới vũ hoá) sau chuyển dần thành màu xanh nhạt hoặc màu xám trắng. Mắt lồi, miệng dạng vòi, răng khỏe, cánh màng phát triển. Khi thấy động chúng lẩn trốn nhanh trong các kẽ lá hoặc buông mình rơi xuống đất. Lúc nắng nóng thường ẩn nấp phía dưới tán lá và thường giao phối với nhau giữa ban ngày
Trứng nhỏ, dài, màu trắng, được đẻ ở lớp cỏ dưới mặt đất
Ấu trùng (sâu non) thuộc dạng sùng sống trong đất, màu trắng ngà. Đầu phát triển màu vàng, răng màu nâu chắc khỏe. Chân giả phát triển, đẫy sức, dài khoảng 18 – 20 mm, phần bụng nhỏ về cuối bụng.
Đẫy sức, ấu trùng hóa nhộng ngay trong đất, nhộng trần, nhìn rõ cả mầm cánh và chân.
Câu cấu xuất hiện quanh năm nhưng thường gây hại vào giai đoạn cây ra lá và chồi non.
* Biện pháp canh tác kỹ thuật
Vệ sinh vườn, tạo hình để cây thông thoáng.
Kiểm tra vườn cây thường xuyên, khi mật độ ít có thể bắt bằng tay, bằng vợt.
Quản lý nước trong vườn hợp lý, tránh để khô hạn thời gian dài.
* Biện pháp sinh học
Bảo vệ các loài thiên địch (Nuôi kiến vàng).