Thường xuyên thăm vườn, phát hiện tỉa bỏ những bộ phận bị giòi gây hại.
Trường hợp bị hại nặng thì có thể cắt bỏ các cành, chồi lá bị giòi đem tập trung một chỗ để tiêu diệt.
Sâu bọ
Thường xuyên thăm vườn, phát hiện tỉa bỏ những bộ phận bị giòi gây hại.
Trường hợp bị hại nặng thì có thể cắt bỏ các cành, chồi lá bị giòi đem tập trung một chỗ để tiêu diệt.
Giòi gây hại khi đọt non khoảng 2 – 3 cm. Nếu bị nhẹ, phiến lá bị khuyết nhiều chỗ. Khi bị hại nặng, đọt chuyển màu nâu đen và rụng lá, trơ cành.
Trưởng thành là một loài ruồi nhỏ, màu vàng nâu, dài khoảng 1,5mm, con cái đẻ trứng vào các đọt non dài 1 – 2 cm. Trứng rất nhỏ, đẻ trên các đọt còn búp.
Trứng nở trong vòng 1 – 2 ngày. Ấu trùng dạng giòi, mới nở màu trắng, tuổi lớn ngả màu vàng, dài khoảng 1,9 mm.
Ấu trùng sống khoảng 8 – 12 ngày trong các đọt vừa nhú với mật số rất cao. Sau khi đẫy sức, ấu trùng buông mình xuống đất hóa nhộng.
Giòi đục đọt xuất hiện do các biện pháp phòng ngừa hạn chế, chế độ dinh dưỡng cho cây chưa hợp lý, thừa Đạm, khả năng chống chịu của cây yếu kết hợp với thời tiết mưa ẩm tạo điều kiện cho con trưởng thành (ruồi) đẻ trứng trên cơi hoa, cơi lá non,…
Giòi gây hại quanh năm, phát triển mạnh nhất vào mùa mưa.
* Biện pháp canh tác kỹ thuật
Chăm sóc cho cây sinh trưởng tốt, tỉa cành, tạo tán, bón thúc cho lộc non ra tập trung, hạn chế sự phá hại của giòi đục đọt.
Thường xuyên theo dõi quan sát, để bảo vệ các đọt non vào các giai đoạn cao điểm phát triển của giòi đục đọt.
* Biện pháp sinh học
Thiên địch ký sinh: Nhân nuôi và phóng thích các loài ong trong các họ Braconnidae, Eulophidae, Encyrtidae, Eucoinidae, Scelionidae,…
Thiên địch bắt mồi: Nhân nuôi thiên địch kiến vàng Oecophylla smaragdina là biện pháp có hiệu quả phòng trị giòi dục đọt.
* Biện pháp hóa học
Phun dầu khoáng định kỳ mỗi đợt cơi đọt non xuất hiện.