Cách điều trị giòi đục nụ/đục hoa trên cây Cam, Ưu tiên sử dụng các thuốc sinh học, chỉ sử dụng thuốc hóa học khi mật độ sâu phá hại nhiều. Bà con theo dõi bài viết chi tiết dưới đây nhé.
Giòi đục nụ/đục hoa trên cây Cam là thế nào?
Sâu bọ
Triệu chứng gây hại của giòi đục nụ/đục hoa trên cây Cam
Dòi là một trong những đối tượng gây hại khá nghiêm trọng các vườn cây ăn quả có múi, chủ yếu vào thời kỳ cây đang ra hoa.
Dòi đục phá bầu nhị cái trong hoa làm cho các hoa đó trương to lên một các bất bình thường. Sau đó hoa bị thối và rụng. Người ta gọi những nụ hoa không nở này là “nụ bộp”, nếu bóc các nụ bộp này ra sễ thấy giòi non nhảy ra rất nhiều.
Biểu hiện của giòi đục nụ/đục hoa trên cây Cam
Giòi đục nụ/đục hoa những con trưởng thành có cánh phấn màu trắng rất nhỏ, thường sống trong các nách lá, tán lá rậm hoặc ở gốc cây.
Con trưởng thành đẻ từ 400 – 500 quả trứng; con giòi (sâu non) nhỏ (0,1 – 0,2 mm), màu trắng trong.
Điều kiện phát sinh giòi đục nụ/đục hoa trên cây Cam
Con trưởng thành thường sống trong các nách lá, tán lá rậm hoặc ở gốc cây. Đầu tháng 2, đẻ trứng vào các mầm hoa, chúng đẻ rất nhiều trứng (từ 400 – 500 quả).
Vào cuối tháng 2, đầu tháng 3 nắng ấm lên, khi mầm hoa đã phát triển thành nụ hoa thì trứng nở thành những con giòi (sâu non), giòi nở rất nhiều và rất nhanh nên mức độ gây hại rất lớn.
Biện pháp điều trị an toàn giòi đục nụ/đục hoa trên cây Cam
- Khi hoa đang nở rộ phải ngừng phun thuốc để tránh làm rụng hoa và ảnh hưởng đến sự thụ phấn của hoa.
- Ưu tiên sử dụng các thuốc sinh học, chỉ sử dụng thuốc hóa học khi mật độ sâu phá hại nhiều.
- Sử dụng thuốc BVTV cần đọc kỹ thông tin trên bao bì và sử dụng theo 4 đúng: Đúng thuốc, đúng lúc, đúng nồng độ liều lượng và đúng cách.
- Phun thuốc vào sáng sớm hoặc chiều mát.
- Sau khi hoa rộ, nếu thấy vẫn còn nhiều dòi thì có thể phun thêm một lần nữa, lần sau cách lần trước 7 – 10 ngày. Tuy nhiên cần đảm bảo thời gian cách ly.
Mời bà con tải ngay ứng dụng mobiAgri ngay tại đây nhé.