Nhổ bỏ và đem tiêu hủy các cây bị bệnh.
Khô đầu lá-bướu rễ
Nấm
Triệu chứng
Tuyến trùng sẽ tấn công trực diện ngay vào bộ phận rễ cây trồng và dẫn tới nhiều tác hại nghiêm trọng như: Gây ra những nốt sần trên rễ, làm rễ cây thối nhũn, cây kém phát triển, héo úa, thiếu sức sống, bị xoắn lá, vàng lá, rụng lá sớm, chết mầm.
Trên thực tế tuyến trùng thường không làm chết cây ngay khi xâm nhập nhưng chúng có thể làm cho cây không thể phát triển toàn diện dẫn đến còi cọc.
Đặc biệt một nguy hại lớn chúng còn có thể tạo ra những vết thương liên hoàn khác ngay trên rễ cây gián tiếp cho các vi sinh vật có hại khác tiếp tục tấn công xâm nhập vào cây trồng dễ dàng hơn.
Nguyên nhân
Chúng thường sống ở tế bào cây trồng, chích, hút và bơm độc tố đến rễ cây. Từ đó làm rễ bị nghẽn mạch, phình to tạo các khối u sần hay hoại tử làm ảnh hưởng đến sinh trưởng.
Tuyến trùng tồn tại, sinh trưởng phải tùy thuộc vào các yếu tố khác nhau. Chúng không tồn tại ở đất khô nhưng lại hoàn toàn sống tốt trong đất với độ ẩm 100%.
Nếu rễ cây phát triển mạnh tuyến trùng sẽ có mật độ cao.
Biện pháp phòng ngừa
* Biện pháp canh tác kỹ thuật
Chọn giống cây sạch bệnh, ưu tiên giống có khả năng chịu bệnh tốt.
Kiểm tra và vệ sinh vườn cẩn thận. Các nông cụ khi sử dụng cần xử lý cẩn thận tránh chứa các vi khuẩn gây hại.
Luân canh, xen canh cây trồng. Làm mô đất để hỗ trợ cây thoát nước.
Sử dụng phân hữu cơ đã hoai mục. Bón cân đối phân hóa học, nước cũng phải cung cấp hợp lý và kiểm tra độ pH thường xuyên, định kỳ.
Đặc biệt khi làm đất canh tác bà con nên giữ cỏ trong vườn. Đây là bí quyết giúp phân tán mật độ tuyến trùng tấn công đến “mục tiêu cây trồng”.
* Biện pháp sinh học
Sử dụng các loại cây có tính kháng tuyến trùng để trồng như: Cây củ đậu, ruốc cá, sầu đâu rừng, bông cúc vạn thọ, thầu dầu, sao nhái.
Có thể dùng đến nấm đối kháng Trichoderma Bacillus để xua đuổi tuyến trùng.