Ưu tiên sử dụng thuốc sinh học, chỉ sử dụng thuốc hóa học khi các biện pháp phòng trừ khác không hiệu quả.
Đọc kỹ thông tin trên bao bì và sử dụng theo 4 đúng (Đúng thuốc, đúng lúc, đúng nồng độ liều lượng và đúng cách).
Phun khi trời nắng ráo, khô sương, không phun thuốc khi nhiệt độ và độ ẩm cao. Phun buổi sáng hoặc chiều tối.
Triệu chứng
Tế bào phát triển to, tế bào bị phân chia làm cho cây phát triển mạnh mẽ và bị phân hủy, vỏ tế bào bị nứt và tạo nhiều khoảng trống.
Cây cong queo, thấp lùn, lá bị biến dạng méo mó.
Nhận biết sâu hại
Trưởng thành hình giun dài, kim hút nhỏ, diều hình bầu dục.
Con cái: Lỗ sinh dục nằm cuối thân, có 1 buồng trứng nằm về phía trước. Đuôi ngắn hình nón, mút đuôi tròn.
Con đực: Gai giao vỹ mảnh, có vây bắt đầu từ gai đến gần mút đuôi (4/5 chiều dài đuôi).
Nguyên nhân
Tuyến trùng tồn tại trong đất hoặc trên tàn dư cây trồng có thể tới 7 năm, ở trong đất 7 năm, trên củ có thể tồn tại tới 32 tháng, trong điều kiện khô hạn tồn tại tới 23 năm. Chúng xâm nhập vào tế bào thực vật qua mắt thân, củ, sinh sản và di chuyển trong cây.
Sau khi thu hoạch tỏi chúng tồn tại ở cây bệnh, trong đất, còn một phần nằm trong củ, thân và lá.
Nhiệt độ thích hợp là 12 – 18°C. Ở điều kiện nhiệt độ cao (20 – 25°C) thì tuyến trùng hoạt động thấp hơn ở nhiệt độ thấp (4 – 7°C).
Tuyến trùng hoàn thành chu kỳ phát triển trong 19 – 20 ngày ở nhiệt độ 20 – 22°C. Nhiệt độ quyết định khả năng sống của tuyến trùng: ở nhiệt độ 21°C sau 7 năm thì 100% tuyến trùng D. dipsici hại tỏi tỏi đều bị chết, ở 2 – 4°C thì 78% tuyến trùng còn sống.
Biện pháp phòng ngừa
* Biện pháp canh tác, kỹ thuật
Luân canh 3 – 4 năm với cây trồng không phải là ký chủ của loài này.
Dùng giống sạch bệnh, có thể xử lý củ giống trước khi.
* Biện pháp sinh học
Trồng cúc vạn thọ có tác dụng xua đuổi tuyến trùng.