Nhổ bỏ và đem tiêu hủy các cây bị bệnh.
Khô đầu lá-bướu rễ
Nấm
Triệu chứng
Tuyến trùng gây hại trên quýt ở tất cả các giai đoạn.
Cây cũng có triệu chứng vàng lá vào đầu mùa khô.
Khi rễ cây bị tuyến trùng gây hại rễ trở nên cứng hơn và có nhiều khối u, hút nước và các chất dinh dưỡng của rễ yếu, dẫn đến cây sinh trưởng kém.
Vết thương do tuyến trùng gây hại tạo điều kiện cho nấm bệnh xâm nhiễm làm cho rễ bị thối và chết.
Nhận biết sâu hại
Kích thước tuyến trùng nhỏ hơn 1 mm chỉ quan sát được dưới kính hiển vi.
Tuyến trùng là động vật không xương sống, thuộc ngành Giun tròn.
Giai đoạn trứng và ấu trùng tuổi 1 vẫn còn trong vỏ bọc của trứng
Ấu trùng tuổi 2 bắt đầu phá vỡ vỏ bọc chui ra ngoài và xâm nhập vào cây ký chủ.
Sau khi xâm nhập vào rễ, tuyến trùng chích hút lấy chất dinh dưỡng từ các tế bào rễ, chúng sinh trưởng và phát triển thành ấu trùng tuổi 3, tuổi 4 và trưởng thành.
Vòng đời từ 20 – 60 ngày tùy vào loài, điều kiện môi trường sống và cây ký chủ. Một con tuyến trùng cái có thể đẻ một hoặc cả ngàn trứng được chứa trong túi trứng.
Nguyên nhân
Bệnh do tuyến trùng Pratylenchus spp., Tylenchulus semi-penetrans và nấm hại rễ Furasium spp. gây ra.
Tuyến trùng gây hại quýt chủ yếu sống trong đất, thường gây hại trong mùa mưa, lây lan nhờ nước.
Trứng của tuyến trùng có thể tồn tại rất lâu trong đất. Độ ẩm đất cao tạo điều kiện cho tuyến trùng phát triển.
Đất quá khô hay quá ướt cũng có thể làm chết tuyến trùng. Đa số tuyến trùng chết ở nhiệt độ 50 – 55°C.
Tuyến trùng có thể di chuyển theo nước tưới, canh tác xới xáo.
Biện pháp phòng ngừa
Không sử dụng đất có nguồn tuyến trùng để ươm cây.
Bón phân cân đối, tăng cường bón phân hữu cơ hoặc chế phẩm sinh học
Hạn chế xới xáo vườn cây đã bị bệnh, tránh làm tổn thương bộ rễ.
Không sử dụng biện pháp tưới tràn.
Xử lý đất trước khi trồng: Nhổ bỏ cây, thu gom toàn bộ thân, rễ, lá rồi đốt, phơi đất trước khi trồng
Luân canh cây trồng hợp lý.