Khô đầu lá-bướu rễ trên cây Bưởi là tuyến trùng tồn tại từ mùa này sang mùa khác chủ yếu là từ trứng trong đất. Sau khi trứng nở, giai đoạn tuổi 2 xâm nhập rễ, thường là ở đầu rễ, làm cho một số tế bào gốc rễ thối nhũn hoặc phình to ra nơi mà tuyến trùng ăn và phát triển. Nguồn lây lan chủ yếu do có sẵn trong đất trồng và trong cây giống.
Khô đầu lá-bướu rễ trên cây Bưởi và cách phòng ngừa
Triệu chứng bệnh khô đầu lá-bướu rễ trên cây Bưởi
Tuyến trùng chích hút hoặc chui vào trong rễ làm cho rễ cây phình ra tạo thành các khối u, làm cho cây chậm phát triển, còi cọc.
Tuyến trùng xâm nhập vào rễ gây chết tế bào làm cho cây có biểu hiện thiếu sức sống, cành vàng, khô héo cho dù đất vẫn còn ẩm. Rễ bị gây nhiễm thường biến màu và hoại tử.
Rễ bị tổn thương tạo cơ hội cho nấm bệnh Fusarium, Neocystalium, Collectotrichum… dễ dàng xâm nhập.
Khi lấy dinh dưỡng, tuyến trùng cắm phần đầu vào các tế bào mô mạch của rễ, tiết enzyme tiêu hoá làm cho quá trình sinh lý sinh hoá của mô rễ thay đổi và hình thành các điểm dinh dưỡng cho tuyến trùng.
Nhận biết bệnh khô đầu lá-bướu rễ trên cây Bưởi
- Tuyến trùng là động vật không xương sống, thuộc ngành Giun tròn.
- Giai đoạn trứng và ấu trùng tuổi 1 vẫn còn trong vỏ bọc của trứng
- Ấu trùng tuổi 2 bắt đầu phá vỡ vỏ bọc chui ra ngoài và thâm nhập vào cây ký chủ
- Sau khi xâm nhập vào rễ, tuyến trùng chích hút lấy chất dinh dưỡng từ các tế bào rễ, chúng sinh trưởng và phát triển thành ấu trùng tuổi 3, tuổi 4 và trưởng thành.
- Vòng đời từ 20 – 60 ngày tùy vào loài, điều kiện môi trường sống và cây ký chủ. Một con tuyến trùng cái có thể đẻ một hoặc cả ngàn trứng được chứa trong túi trứng.
Nguyên nhân của bệnh khô đầu lá-bướu rễ trên cây Bưởi
- Tuyến trùng tồn tại từ mùa này sang mùa khác chủ yếu là từ trứng trong đất. Sau khi trứng nở, giai đoạn tuổi 2 xâm nhập rễ, thường là ở đầu rễ, làm cho một số tế bào gốc rễ thối nhũn hoặc phình to ra nơi mà tuyến trùng ăn và phát triển.
- Nguồn lây lan chủ yếu do có sẵn trong đất trồng và trong cây giống.
- Tuyến trùng tồn tại và sinh trưởng tuỳ thuộc vào các yếu tố ẩm độ, nhiệt độ, kết cấu đất,… Độ ẩm đất trồng khoảng 60%, nhiệt độ từ 25 – 28°C thích hợp cho tuyến trùng phát sinh và gây hại.
Biện pháp phòng ngừa bệnh khô đầu lá-bướu rễ gây hại tại vườn
* Biện pháp canh tác kỹ thuật
Sử dụng giống sạch bệnh, giống chịu bệnh, kiểm tra vệ sinh vườn, xử lý các nông cụ.
Luân canh, xen canh, làm mô đất để giúp thoát nước cho cây.
Cần vệ sinh mô đất trồng, bón phân hữu cơ đã hoai mục và lượng phân hóa học cân đối cũng như tưới nước hợp lý, hạn chế tưới tràn…
* Biện pháp sinh học
Trồng các loại cây như vạn thọ, sao nhái để xua đuổi tuyến trùng.
Biện pháp điều trị an toàn bệnh khô đầu lá-bướu rễ trên cây Bưởi
Tuyến trùng rất mẫn cảm với nhiệt độ, đa số tuyến trùng không chịu được nhiệt độ trên 60°C. Do đó các biện pháp xử lý nhiệt đa số đều cho hiệu quả cao, nhưng chúng cũng đòi hỏi chi phí cao và thời gian dài.