Tạo bẫy kiến bằng cách dùng cơm dừa khô, cám heo trộn với đường, thuốc trừ sâu và cho thêm ít mỡ heo. Sau đó cuộn vào vải nhỏ đem nhét vào các hốc kẽ, cành nhánh cây thanh long nhằm dẫn dụ kiến vào ăn không cắn, phá trái nữa và chúng sẽ chết.
Nên làm bẫy bả để nhử và tiêu diệt kiến vào 2 thời điểm quan trọng là đầu và cuối mùa mưa.
Triệu chứng
Kiến cắn, đục phá cành làm hư hom giống.
Kiến cắn phá nụ hoa, trái và tai trái non làm giảm sản lượng và giảm giá trị của trái thanh long.
Kiến cắn phá, đục khoét làm hư hại chồi, cành non.
Trên vườn cây lâu năm kiến lửa đục phá cả phần gốc ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây.
Nhận biết sâu hại
Kiến có màu nâu đỏ, miệng có hàm khoẻ màu đen, dùng để cắn phá.
Kiến chúa đẻ trứng dưới đất, ở những mô đất cao không ngập nước.
Nguyên nhân
Kiến gây hại nghiêm trọng vào mùa mưa, tấn công hom giống mới trồng, cây có nhiều đọt non và giai đoạn hình thành nụ hoa.
Biện pháp phòng ngừa
* Biện pháp canh tác kĩ thuật
Vệ sinh vườn, dọn sạch các cành cây, lá khô trong vườn để không cho kiến có nơi ẩn náu.
Có thể thiết kế mương quanh vườn để cách ly, quản lý kiến hiệu quả.
* Biện pháp sinh học
Ruồi lưng gù là thiên địch số 1 của lửa, những con ruồi này đục lỗ ở đầu con kiến, đẻ trứng vào và chất hóa học tiết ra từ ấu trùng làm rụng đầu kiến, con ấu trùng sống trong đầu kiến cho đến khi trưởng thành và thoát ra.
Sử dụng các nguyên liệu tự nhiên: muối, phấn viết, tiêu, quế, chanh, hàn the + axit Boric để phòng trừ sâu hại.