Mọt đục quả

Sâu bọ

Ưu tiên sử dụng các thuốc sinh học, chỉ sử dụng thuốc hóa học khi các biện pháp phòng trừ khác không hiệu quả.

Sử dụng thuốc BVTV cần đọc kỹ thông tin trên bao bì và sử dụng theo 4 đúng: Đúng thuốc, đúng lúc, đúng nồng độ liều lượng và đúng cách.

Phun thuốc vào sáng sớm hoặc chiều mát.

Triệu chứng

Mọt thường đục 1 lỗ tròn nhỏ cạnh núm hay giữa núm quả để chui vào trong nhân, đục phôi nhũ tạo thành các rãnh nhỏ để đẻ trứng.

Sâu non ăn phôi nhũ hạt. Thường mọt chỉ phá hoại một nhân nhưng khi số lượng mọt tăng thì phá hại luôn nhân còn lại.

Nhận biết sâu hại

Mọt trưởng thành là bọ cánh cứng nhỏ, đầu gục về phía trước. Con cái có màu đen bóng, dài từ 1,5 – 2,0 mm và có cánh màng.

Con đực có màu nâu đen, không có cánh màng và nhỏ hơn con cái, chỉ dài 1 mm.

Nguyên nhân

Mọt xuất hiện quanh năm trên vườn trồng. Mọt gây hại trên quả xanh già, quả chín và cả quả khô còn sót trên cây, dưới đất.

Mọt sống trong các quả khô dưới đất, trên cây sau vụ thu hoạch, tiếp tục lan truyền sang các quả xanh già và quả chín trong suốt mùa mưa.

Đối với quả non thì hầu hết mọt đục vào rồi bỏ đi, khi quả cà phê khoảng 8 tháng, nhân đã cứng là lúc hoàn toàn thích hợp cho mọt.

Biện pháp phòng ngừa

Thu hái các quả chín trên cây để hạn chế sự tác hại và cắt đứt sự lan truyền của mọt.

Vệ sinh vườn trồng sau khi thu hoạch bằng cách tận thu tất cả các quả khô và chín còn sót lại ở trên cây và dưới đất.

Bảo quản hạt ở ẩm độ dưới 13%.

Tìm hiểu chi tiết tại Tải ứng dụng!

Copyright 2023 – MobiFone

Trung tâm Dịch vụ số MobiFone – Chi nhánh Tổng Công ty Viễn thông MobiFone

Giấy ĐKKD: 0100686209-087
Đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 16/06/2023 cấp bởi Sở KHDT thành phố Hà Nội.

Phát triển và vận hành sản phẩm: Công ty cổ phần giải pháp thời tiết WeatherPlus

Khám phá

Liên hệ

Trụ sở: Số 01 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội