Sử dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên chè.
Nhện dẹt đỏ
Khác
Triệu chứng
Nhện non và nhện trưởng thành sống chủ yếu ở gân chính của mặt dưới lá và cuống lá.
Các vết châm nhiều tạo nên các mảng thâm đen kèm theo các vết nứt ngang nhỏ.
Bị hại nặng búi chè xơ xác, tán lá mỏng, lá chè già và lá chè bánh tẻ bị rụng, cây bị kiệt không phát lộc nhất là trong những tháng khô hạn.
Trên các cây trồng khác như cam, chanh, nhện đỏ tươi có thể truyền bệnh virus tạo nên các khôi u sần sùi, trên cây cà phê chúng truyền bệnh virus đốm vòng, trên cây chanh dây (chanh leo) làm cho quả lốm đốm vì vết chích của chúng, làm cho lá rụng.
Nhận biết sâu hại
Kích thước nhỏ (0,28 mm x 0,16 mm), không nhìn thấy bằng mắt thường, cơ thể dẹt, có màu đỏ tươi, có một số đốm đen trên lưng nên còn gọi là nhện “dẹt đỏ đen”.
Điểm đặc biệt là cấu tạo và độ dài của lông Propodosomal trên lưng.
Sinh sản đơn tính, trứng được đẻ đơn lẻ. Vòng đời: 30 – 40 ngày, trứng: dài 13 -16 ngày, nhện non dài 17 – 20 ngày.
Nguyên nhân
Nhện dẹt đỏ gây hại khá phổ biến cây trồng tại các vùng nhiệt đới nóng ẩm.
Hàng năm nhện dẹt đỏ phát triển mạnh vào các tháng nắng nóng, ít mưa (điều kiện khô hạn).
Hiện tượng rụng lá chè thường xảy ra vào các tháng 5 – 6 của những năm ít mưa. Trên ruộng chè nhện dẹt đỏ có tập đoàn thiên địch phong phú gồm 12 loài .
Nhện đỏ ký sinh trên 63 chi thực vật, chủ yếu thấy trên chè, cà phê, đu đủ, cam, chanh.
Biện pháp phòng ngừa
Bón phân cân đối, chọn giống tốt, chống chịu với sâu bệnh… vệ sinh đồng ruộng, không nên bón phân chuồng chưa hoai mục, bón vôi cân đối đầy đủ.
Chú trọng tới việc tủ gốc giữ ẩm để cây chè phát triển mạnh sẽ hạn chế sự gây hại của nhện hại.
Nếu có điều kiến nên đốn đau và tưới phun ở những nơi có tác dụng tốt.