Nhện đỏ

Khác

Thực hiện tạt té nước kết hợp với việc tưới nước cho cây, việc tưới nước còn có tác dụng tạt ướt hết mặt dưới của lá lan làm cho nhện đỏ bị rửa trôi.

Sử dụng dầu ăn, nước rửa chén để phun:

Bước 1: Pha hỗn hợp 15 ml dầu ăn, 2 ml nước rửa chén Sunlight, 2 lít nước và lắc đều.

Bước 2: Phun thật đẫm mặt trên và mặt dưới lá lan. Vừa lắc vừa phun.

Bước 3: Sau 15 – 30 phút, lấy vòi nước tưới rửa lại toàn bộ lan sao cho trôi hết tất cả những gì bạn đã xịt lên lan.

Cứ làm liên tục 3 – 5 lần, 3 – 5 ngày 1 lần khi trị nhện, còn phòng nhện thì 10 – 20 ngày 1 lần.

Triệu chứng

Nhện đỏ thường xuất hiện sớm ở mặt dưới của lá nên rất khó phát hiện, sau đó sinh sôi nảy nở rất nhanh, cắn hại lá, chích hút dịch bào trong mô lá lan tạo ra các đốm li ti dầy đặc màu nâu, rồi thành từng đám lớn.

Khi bị hại nặng ở đằng sau lưng lá xuất hiện các sợi tơ, làm cho lá bị vàng đi, khô và rụng.

Nhện còn có thể truyền bệnh virus cho cây.

Nhận biết sâu hại

Trưởng thành: Hình bầu dục, thân rất nhỏ khoảng 0,4 mm; thành trùng đực có kích thước nhỏ khoảng 0,3 mm.

Toàn thân phủ lông lưa thưa và thường có màu xanh, trắng hay đỏ với đốm đen ở 2 bên thân mình.

Nhện có 8 chân, thành trùng cái màu vàng nhạt hoặc hơi ngả sang màu xanh lá cây.

Trứng: Rất nhỏ, hình cầu hoặc hình củ hành, bóng láng và được đẻ sát gân lá ở cả hai mặt lá (thường là được gắn chặt vào mặt dưới của lá, ở những nơi có tơ do nhện tạo ra trong khi di chuyển).

Ấu trùng: Ấu trùng nhện đỏ rất giống thành trùng nhưng chỉ có 3 đôi chân.

Nguyên nhân

Nhện đỏ phát triển trong điều kiện khô hạn trong mùa nắng, cây bón nhiều đạm.

Do có vòng đời ngắn nên thường mật số tăng lên rất nhanh và gây hại nghiêm trọng.

Chúng lan truyền nhờ gió và những sợi tơ, mạng của chúng.

Biện pháp phòng ngừa

* Biện pháp canh tác kỹ thuật

Hoa phải được tưới hàng ngày, mỗi ngày 2 lần, nếu ruộng hoa có rầy lửa (nhện đỏ) thì phải tưới ngày 3 – 4 lần.

Với mục đích trừ nhện nên ngày nào đã có mưa vào buổi sáng, mặc dù đã cung cấp đủ nước cho cây lan nhưng đến chiều cũng vẫn phải tưới thêm một cữ.

Cung cấp đủ nước, Lân và Kali trung vi lượng cũng là cách tốt để giảm thiệt hại do nhện gây ra.

* Biện pháp sinh học

Bảo vệ thiên địch để hạn chế mật số nhện đỏ như:

Nhện đỏ Galandromus (Metaseiulus) occidentalis, loài này có cùng kích thước với nhện gây hại nhưng thiếu các chấm và có màu vàng nhạt đến màu đỏ nâu, khả năng diệt nhện của loài này không cao lắm.

Bù lạch 6 chấm Scolothrips sexmaculatus có 3 chấm màu sậm trên mỗi cánh trước, bù lạch bông Frankliniella occidentalis có màu từ vàng chanh sáng đến nâu sậm.

Bọ rùa Stethorus sp.

Bọ xít nhỏ Orius tristicolor và Chysoperla carnea cũng là thiên địch của nhện đỏ.

Bọ trĩ ăn thịt

Các loài thiên địch này thường khống chế nhện đỏ dưới ngưỡng gây hại nên không cần sử dụng thuốc hóa học để trừ nhện đỏ.

Tìm hiểu chi tiết tại Tải ứng dụng!

Copyright 2023 – MobiFone

Trung tâm Dịch vụ số MobiFone – Chi nhánh Tổng Công ty Viễn thông MobiFone

Giấy ĐKKD: 0100686209-087
Đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 16/06/2023 cấp bởi Sở KHDT thành phố Hà Nội.

Phát triển và vận hành sản phẩm: Công ty cổ phần giải pháp thời tiết WeatherPlus

Khám phá

Liên hệ

Trụ sở: Số 01 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội