Sử dụng thiên địch để ăn thịt nhện đỏ như bọ rùa, ấu trùng bọ cánh găng (lacewing larvae), bọ trĩ bắt mồi (precocious thrip) …
Phun nước bằng vòi phun áp lực cao lên lá để hạn chế mật độ nhện.
Khác
Sử dụng thiên địch để ăn thịt nhện đỏ như bọ rùa, ấu trùng bọ cánh găng (lacewing larvae), bọ trĩ bắt mồi (precocious thrip) …
Phun nước bằng vòi phun áp lực cao lên lá để hạn chế mật độ nhện.
Nhện thường cư trú ở mặt dưới lá và thường chích hút dịch trong mô lá và hoa tạo thành vết hại có màu nâu phồng rộp, quăn queo vàng rồi khô và rụng đi.
Cây bị hại nặng lá có màu trắng bạc, dễ bị rụng, cây còi cọc, sinh trưởng kém. Khi mật số cao, cả cành non cũng bị nhện đỏ tấn công, cành trở nên khô và chết.
Nhện đỏ gây hại có thể khiến hoa bị thui, rụng.
Nhện chích hút còn là nhân tố truyền virus cho cây.
Nhện đỏ hình bầu dục, con trưởng thành có 8 chân, kích thước rất nhỏ từ 0,18 – 0,35 mm nên rất khó phát hiện bằng mắt thường.
Kích thước của con nhện đực nhỏ hơn con cái, toàn thân phủ lông lưa thưa và thường có màu vàng nhạt, xanh lá cây, trắng hay đỏ với đốm đen ở 2 bên thân mình.
Vòng đời nhện đỏ ngắn, chỉ từ 2 – 4 tuần. Thời gian từ trứng đến trưởng thành thay đổi phụ thuộc lớn vào nhiệt độ. Trong điều kiện phòng thí nghiệm (t = 25 – 28℃, 70% RH): trứng 3 – 4 ngày, sâu non 2 – 5 ngày, tiền ấu trùng 1 – 2 ngày và ấu trùng 1 – 3 ngày. Thời gian từ trứng – trưởng thành từ 7 – 14 ngày và thời gian sống của trưởng thành kéo dài đến 22 ngày. Có nhiều thế hệ trùng lặp trong năm.
Trứng được đẻ dính vào sợi tơ mạng nhện và nở ra sau khoảng 3 ngày.
Nhện đỏ họ Tetranychidae có tốc độ sinh sản cao suốt mùa khô (độ ẩm thấp và nhiệt độ cao). Nhện đỏ sinh sản quanh năm, nhưng chúng phát triển mạnh nhất vào mùa hè và mùa thu từ tháng 4 – 9 hàng năm.
Nhiệt độ là yếu tố chính tác động đến quần thể nhện đỏ, nhiệt độ thay đổi nhanh hay chậm làm giảm số lượng của chúng.
Độ ẩm cao liên tục làm giảm sự tăng trưởng quần thể vì nó ảnh hưởng đến việc đẻ trứng, nở trứng và sự sống của sâu non.
Mưa cũng giúp giảm quần thể nhện đỏ. Mưa to không chỉ làm tăng độ ẩm, vì thế làm giảm tốc độ sinh sản, mà còn làm rửa trôi nhện nhỏ.
Nhện đỏ lan truyền từ cành này qua cành khác, cây này qua cây khác nhờ những sợi tơ, gió và các dụng cụ, người làm vườn.
* Biện pháp canh tác kỹ thuật
Trồng cây với mật độ hợp lý, thường xuyên cắt tỉa vườn thông thoáng.
Thường xuyên kiểm tra lá, nhất là giai đoạn bánh tẻ trở đi, để kịp thời phát hiện và có biện pháp phòng trừ hợp lý.
Tránh di chuyển cây khắp vườn sẽ khiến nhện đỏ lây lan diện rộng.
Cần khử trùng, vệ sinh sạch dụng cụ làm vườn trước khi sử dụng để tránh lây nhiễm.
* Biện pháp sinh học
Sử dụng thiên địch để ăn thịt nhện đỏ như bọ rùa, ấu trùng bọ cánh găng (lacewing larvae), bọ trĩ bắt mồi (precocious thrip) … và cần có biện pháp bảo vệ thiên địch hợp lý.
Trồng các cây thảo dược như lưu ly, sao nhái, xuyến chi, cúc mặt trời… xung quanh vườn để dẫn dụ thiên địch.
* Biện pháp hóa học
Nhện đỏ là loài dịch hại có khả năng kháng thuốc cao, vì vậy khi sử dụng cần luân phiên, thay đổi thuốc khi sử dụng. Thuốc hoá học để trừ nhện đỏ là: Tasieu 1.9EC (Pha 10 ml cho bình 16 lít), Ortus 5 SC (Pha 15 ml cho bình 16 lít).