Bắt rệp bằng tay để tiêu diệt.
Nhện đỏ
Khác
Triệu chứng
Nhện trưởng thành và nhện non bu bám ở mặt dưới của lá, cạp biểu bì và chích hút dịch của lá dưa từ khi lá bước vào giai đọan bánh tẻ trở đi, làm cho lá có những vết trắng lấm tấm giống bụi cám.
Lúc đầu trên lá thường có những vết đốm màu vàng bạc loang lổ. Dần dần số vết gặm tăng dần lên, nối liền lại với nhau làm cho cả phiến lá bị mất diệp lục rồi chuyển thành màu bạc trắng, xám làm phiến lá bị phồng lên.
Nếu không phát hiện và có biện pháp diệt trừ kịp thời, cây dưa sẽ nhanh chóng bị lụi tàn sớm, giảm năng suất trầm trọng.
Nhận biết sâu hại
Nhện đẻ trứng trên gân chính và mép lá. Vòng đời của nhện: 15 – 25 ngày.
Trưởng thành: Hình bầu dục, màu đỏ nâu, có 8 chân, có nhiều lông nhỏ. Kích thước 0,2 -0,5 mm. Con đực nhỏ hơn con cái và có màu sáng hơn, cuối bụng thon dài, hơi chìa ra ngoài, trên lưng có 26 lông dài.
Trứng: Hình tròn, hơi dẹt, đỉnh giữa trứng có một chiếc lông. Khi mới đẻ trứng có màu trong suốt sau thành màu đỏ tươi. Khi sắp đẻ có màu nâu tối.
Nhện non có 3 tuổi: Tuổi 1 có 3 đôi chân màu trắng nhạt, tuổi 2 có 4 đôi chân màu thẫm hơn và tuổi 3 có 4 đôi chân kích thước gần bằng trưởng thành, màu nâu đỏ.
Khi mới nở nhện non có màu xanh vàng nhạt, khi lớn chúng chuyển dần sang màu hồng và đỏ đậm.
Nguyên nhân
Nhện có kích thước nhỏ, quan sát kỹ mặt dưới lá sẽ thấy chúng di chuyển.
Nhện đỏ phát triển mạnh khi thời tiết nắng nóng.
Rệp xuất hiện ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây và mạnh nhất sau khi cây đậu quả, tán lá rậm rạp.
Biện pháp phòng ngừa
* Biện pháp canh tác kỹ thuật
Trồng, chăm sóc dưa chuột sinh trưởng tốt.
Kiểm tra vườn thường xuyên vào các đợt nóng nắng trong năm, nhện phát sinh mạnh.
Cày ải diệt sâu, nhộng. Trồng mật độ thích hợp.
* Biện pháp sinh học
Nhện đỏ có rất nhiều thiên địch như bọ rùa, giòi, kiến, nhện nấm.