Ốc sên/ốc ma

Khác

Bắt giết bằng tay khi chúng ra ăn vào lúc sáng sớm và vào khoảng 8 giờ tối. Có thể dùng vài loại rau xanh hay cám đặt ở những vị trí có nhiều sên, nhớt để dẫn dụ chúng ra rồi bắt giết.

Sử dụng dây đồng: Đồng khi tiếp xúc với chất nhầy có trong ốc sên sẽ tạo ra chất kích ứng hệ thần kinh khiến ốc có cảm giác sợ hãi. Bạn có thể sử dụng dây đồng quấn xung quanh vườn, chậu cây hay vài mảnh đồng nhỏ để dưới gốc. Lợi dụng sự sắt nhọn và tính chất của đồng kích ứng sự sợ hãi của ốc để chúng tránh xa.

Sử dụng vỏ cam, quýt và mật ong: Sử dụng vỏ cam, quýt hoặc 1 tô mật ong nhỏ đặt dưới gốc cây, rau. Sau một tiếng bạn có thể kiểm tra và tiến hành bắt chúng, biện pháp này rất hiệu quả trong việc dẫn dụ ốc sên.

Bã cà phê: Sử dụng bã cà phê rải trực tiếp quanh gốc rau, cây trồng vừa có thể làm phân bón lại vừa diệt ốc rất hay. Ngoài ra, bạn có thể lấy nước cà phê xịt trực tiếp xuống gốc cây hoặc trên thân ốc cũng có tác dụng diệt chúng tối ưu.

Trứng gà và bột ớt: Ốc sên thân mềm chạm vào bột ớt, vỏ trứng sắt nhọn sẽ gây ma sát và cảm giác nóng rát khiến ốc sên tránh xa khu vườn của bạn. Dùng bột ớt và vỏ trứng gà nghiền nát rải trực tiếp xung quanh gốc cây, rau sẽ rất hiệu quả.

Muối hột và vôi bột: Bạn tiến hành rải muối hoặc vôi bột lên bề mặt chậu, xung quanh gốc cây hay vườn rau để xua đuổi ốc. Nếu bạn muốn ốc sên chết ngay có thể rải trực tiếp lên chúng. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý đến liều lượng muối khi sử dụng để tránh ảnh hưởng xấu đến cây trồng.

Vỏ dưa hấu: Cách sau đây vô cùng đơn giản nhưng kết quả sẽ khiến bạn bất ngờ. Cắt vỏ dưa hấu thành từng lát nhỏ, vỏ phải còn phần thịt dưa màu đỏ vì vị ngọt sẽ dẫn dụ ốc sên tìm đến. Thời gian tốt nhất để bẫy ốc sên là 5 – 6 giờ chiều. Đặt vỏ dưa xung quanh vườn rau hoặc cây con, sao cho bằng phẳng với mặt đất, khoảng cách ở mỗi vị trí đặt tầm 10 – 15 cm. Đến 9 giờ tối bạn có thể ra kiểm tra và thu gom đợt 1, những vỏ dưa vẫn còn thịt có thể để lại tiếp tục thu hút ốc sên và thu hoạch đợt 2 vào sáng sớm. Chỉ cần rửa với nước ốc sẽ tự nhả ra khỏi vỏ, cứ bẫy như thế đến khi hết ốc.

Tỏi, hành củ: Để diệt ốc sên bằng cách này bạn cần giã nát 10 củ tỏi hoặc hành, vắt lấy phần nước cốt, tiếp tục pha loãng với khoảng 2 chén nước sạch. Dùng dung dịch vừa làm xịt trực tiếp lên cây, tránh xịt nhiều hơn những chỗ có chồi non. Tỏi sẽ làm chất nhờn trong loài động vật này tăng cao mất kiểm soát, dẫn đến tình trạng mất nước. Cách này vô cùng hiệu quả để diệt ốc sên.

Triệu chứng

Các loại ốc sên, ốc nhớt thích cắn phá rễ non của lan, chồi non, lá lan mới mọc ra và nhất là các phát hoa.

Ốc sên có thể gây thiệt hại cho rễ lan, chúng cắn phá đầu rễ nòn làm cho lan ngừng phát triển.

Nhận biết sâu hại

Ốc sên là loài động vật ăn tạp, được bao bọc bởi lớp vỏ bên ngoài, bên trong thân mềm, trên 2 đỉnh râu có 2 mắt, cảm nhận bằng mùi, toàn thân ốc sên liền với vỏ trong một lớp nhầy.

Chúng chỉ bò ra kiếm thức ăn khi trời tắt nắng. Loài này rất thích sống ở những nơi ẩm ướt như: hốc cây, lỗ hang…

Ốc sên sẽ ngủ nhiều tháng liền vào mùa khô nhưng nếu chỉ cần có trời mưa chúng sẽ có thể tỉnh táo và hoạt động như thường.

Nguyên nhân

Ốc sên gây hại gồm ốc tròn, ốc cứng, ốc châu phi. Sên nhớt chủ yếu là sên nhớt chân to. Hai loại này thích nơi ẩm ướt, thường trú ngụ ở rãnh nước, cỏ dại, nơi tối tăm trong vườn. Ban ngày ẩn nấp, tối mới bò ra ăn phá mầm non, lá non, rễ và hoa.

Nơi chúng bò qua thường để lại vết màu bạc. Ngày mưa và vào buổi sáng, lúc hoàng hôn, trời mát ốc sẽ hoạt động.

Biện pháp phòng ngừa

* Biện pháp canh tác kỹ thuật

Trong vườn không để đọng nước.

Rắc vôi bột trên mặt đất, quanh chậu hoa, trên mặt chậu gần gốc cây và đường chúng thường đi qua tạo thành vành đai ngăn cách. Có thể rải vôi quanh vườn lan 2 đến 3 tháng 1 lần.

Để bảo vệ cành hoa, khi hoa sắp nở, dùng một túm bông gòn cột chặt quanh gốc cành hoa, có thể dùng một tờ giấy cứng quấn quanh gốc cành hoa thành một cái phễu với phần đáy quay lên trên, dùng kim ghim tờ giấy cho chặt. Sên, nhớt bò lên theo cành hoa và lọt vào đáy phễu, chúng không thể tìm được cách bò qua thành phễu để lên phía trên nụ hoa.

* Biện pháp hóa học

Thuốc trừ sên, nhớt như muối Arsenate, Methaldehyde… thường được chế tạo thành viên bả độc. Viên thuốc được đặt trên chậu gần chồi hoa hoặc được đặt xung quanh vườn. Sên, nhớt ăn phải sẽ chết trước khi tấn công cành hoa.

Tìm hiểu chi tiết tại Tải ứng dụng!

Copyright 2023 – MobiFone

Trung tâm Dịch vụ số MobiFone – Chi nhánh Tổng Công ty Viễn thông MobiFone

Giấy ĐKKD: 0100686209-087
Đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 16/06/2023 cấp bởi Sở KHDT thành phố Hà Nội.

Phát triển và vận hành sản phẩm: Công ty cổ phần giải pháp thời tiết WeatherPlus

Khám phá

Liên hệ

Trụ sở: Số 01 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội