Bắt ốc ma bằng tay vào các buổi tối và sáng sớm vào mỗi tuần một lần trong những tháng đầu mùa mưa, đặc biệt lúc cây ra đọt non, hoa, trái.
Ốc bắt được cho vào một cái lu sau đó rắc chút phân ure cho ốc chết sau 1 tháng pha với nước lã làm phân hữu cơ cho thanh long rất tốt.
Soi đèn đêm dễ phát hiện để bắt ốc bằng tay, thực hiện vào buổi tối có mưa và 1 tuần/1 lần trong suốt tháng đầu mùa mưa.
Nuôi vịt thả trong vườn để vịt ăn ốc sên ở gốc cây.
Dùng các loại rau, cây lá ốc thích (cải ngọt, quả, mồng tơi,…) đập giập đặt vào gốc thanh long, cạnh đống gạch vỡ hay các gốc cây lớn cạnh vườn thanh long để dẫn dụ ốc sên tập trung rồi thu gom.
Triệu chứng
Ban đêm, ốc mới bò ra cắn hết cành non, ngọn non, nụ hoa.
Ốc con ăn rêu, lá mục cạnh tổ. Sau 2 – 3 tháng di chuyển ra xa. Sau trận mưa đầu mùa, ốc sên bò nhanh ra khỏi chỗ ẩn nấp, tìm kiếm thức ăn.
Sau trận mưa ốc ăn nhanh, ăn nhiều bù thời gian trốn nắng, trốn lạnh.
Từ đầu trụ, trong lùm lá thanh long, ốc sên bò xuôi xuống cành, ăn đọt non, hoa và quả thanh long.
Nhận biết sâu hại
Ốc ma có kích thước lớn, vỏ ốc có sọc trắng, có 'lưỡi' dài, phía đỉnh đầu có 2 mắt phía trước và có 4 râu.
Chúng thường sống trong các bụi cây, hàng rào, xác bã thực vật.
Trời tối, ốc di chuyển về phía có đọt non, nụ và hoa thanh long.
Nguyên nhân
Ốc thường xuất hiện nhiều sau cơn mưa đầu mùa.
Khi trời mưa hoặc có mây mù ốc ra ăn. Khi trời sáng, ốc lại lui về chỗ ẩn nấp.
Ốc ma thường xuất hiện gây hại nhiều ở vườn có nhiều cỏ.
Biện pháp phòng ngừa
* Biện pháp canh tác kỹ thuật
Thường xuyên làm vệ sinh vườn để hạn chế ốc sên trú ẩn như hố rác trong vườn.
Tỉa cành, tạo tán cho vườn để cành nhánh được thông thoáng giúp cây nhận được nhiều ánh sáng và hạn chế được nơi ở của ốc sên trên trụ.
* Biện pháp sinh học
Cần bảo vệ một số loài chim ăn mồi.