Hướng dẫn phòng bệnh đốm xám trên cây Lan Hồ Điệp

Cây Lan hồ điệp khi bị bệnh đốm xám lá xuất hiện những đốm nhỏ trũng hoại tử màu nâu đen, lá già trở nên sần sùi, lá non dần màu đỏ, rụng dần.

Triệu chứng cây Lan Hồ Điệp bị bệnh đốm xám

Bệnh tiến triển rất chậm, cây lan sẽ chết từ từ sau 1 đến 2 tháng, thậm chí cả năm. Cây lan từ từ héo rũ, lá nhăn nheo, tóp lại như thiếu nước. Nếu xẻ dọc thân thấy những sợi tơ mỏng màu trắng hoặc phớt hồng.

Rễ có đốm màu nâu vàng, cổ rễ mô cứng, đen và thối khô; bệnh trở nặng nếu cắt ngang thân sẽ thấy vòng xuyến màu tím quanh lõi (ở Cattleya).

Trên lá xuất hiện những đốm nhỏ trũng hoại tử màu nâu đen, lá già trở nên sần sùi, lá non dần màu đỏ, rụng dần, cuống hoa có thể rụng sớm.

Nguyên nhân cây Lan Hồ Điệp bị bệnh đốm xám

Bệnh do nấm Fusarium Oxysporum Schlecht gây ra. Loại nấm bệnh này dưới điều kiện thuận lợi sinh sôi phát triển, xâm nhập vào cây thông qua đường dinh dưỡng và nước, chúng nằm trong mạch gỗ (chức năng vận chuyển nước và chất vô cơ từ rễ lên lá) và mạch rây (chức năng vận chuyển chất hữu cơ khắp toàn bộ cây), cản trở mô dẫn, dẫn đến bệnh héo.

Nấm bệnh Fusarium Oxysporum Schlecht phát triển mạnh khi nhiệt độ vườn quá lạnh, nồng độ muối quá cao hoặc giá thể đã quá mục, ứ đọng và thoát nước kém, quá nhiều than bùn, nhất là trồng bằng chậu đất nung 3 – 5 năm mà chưa thay giá thể.

Bệnh có thể lây qua đường rễ, qua dụng cụ cắt tỉa không vệ sinh lại.

Biện pháp phòng ngừa cây Lan Hồ Điệp bị bệnh đốm xám

Bệnh bắt đầu chủ yếu từ giá thể, nên cần xử lý tốt phần giá thể trong quá trình trồng lan.

Nếu trồng lan bằng chậu đất nung thì vài tháng nên rửa tưới giá thể thật nhiều nước hoặc ngâm cả chậu lan vào nước để tan bớt lượng muối đọng trong giá thể, bản thân chậu đất nung cũng tồn đọng muối.

Khử trùng cẩn thân dụng cụ cắt thường xuyên, tốt nhất bằng lửa.

mobiAgri cập nhật bài viết cùng chủ đề:

Tìm hiểu chi tiết tại Tải ứng dụng!