Trước khi cây ra hoa khoảng 1-2 tuần có thể sử dụng bẫy đèn để thu hút rầy và tiêu diệt.
Khi tưới nước có thể kết hợp phun thẳng lên tán lá để tiêu diệt và hạn chế sự hoạt động của rầy dưới bề mặt của tán lá.
Do rầy có khả năng sinh sản nhanh, những con trưởng thành có khả năng di chuyển nên cần chú ý phòng trừ rầy ngay từ khi phát hiện ra.
Triệu chứng
Rầy hút chất dinh dưỡng trên lá non, chồi non, nụ hoa và chồi hoa, khiến cho cây chậm sinh trưởng, lá và hoa bị biến dạng, cong vẹo và phát triển kém.
Chất dịch ngọt của rệp tiết ra hấp dẫn kiến, hình thành bệnh muội than và các bệnh nấm khác.
Khi mới nở rệp non có chân để bò phân tán đi khắp nơi, sau đó chân thoái hóa dần và chúng bám dính ở sau mặt lá, đọt non, cuống chùm hoa… để hút nhựa của cây cho đến khi trưởng thành.
Nếu mật số rệp cao, chúng chích hút hết nhựa của cây sẽ làm cho cây ngừng phát triển. Lá sẽ chuyển dần sang màu vàng. Nếu không diệt trừ kịp thời cây có thể bị khô héo và chết.
Nhận biết sâu hại
Rầy trưởng thành thường có kích thước khoảng 2.5 – 3 mm, có cánh màu trong suốt còn thân mình thì có màu vàng, ít khi bay chỉ nhảy khi bị động.
Con trưởng thành thường đẻ trứng lên các lá non, trứng khi đẻ có màu vàng, sau một thời gian sẽ chuyển sang màu nâu.
Trứng thường tập trung lại thành chùm và khi nở thành ấu trùng sẽ tấn công vào các mô của lá.
Hình thái bên ngoài của ấu trùng thường có phủ một lớp sáp mỏng, các tua sáp thường kéo dài xuống cuối thân.
Những con ấu trùng tuổi lớn hoặc trưởng thành có cánh nên di chuyển rất nhanh.
Nguyên nhân
Rầy bông gây hại chủ yếu vào mùa xuân và mùa hè.
Loại rầy này thường xuất hiện nhiều nhất là vào mùa mưa khi điều kiện không khí ẩm và mưa nhiều.
Rầy sẽ tấn công và chích hút nhựa ở lá, đọt non, quả non khiến cho cây bị giảm sức tăng trưởng.
Biện pháp phòng ngừa
Trồng cây với mật độ hợp lý, tạo độ thông thoáng cho vườn cây, cắt tỉa và vệ sinh vườn ngay sau khi thu hoạch.
Thường xuyên kiểm tra vườn cây để phát hiện sớm và có biện pháp phòng trừ rầy bông kịp thời.