Rầy mềm/Rệp muội trên cây Ổi: Triệu chứng và cách phòng trừ

Rệp muội còn là môi giới lan truyền bệnh virus rất phổ biến và nguy hiểm cho cây trồng. Rệp xuất hiện ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây và mạnh nhất sau khi cây đậu quả, tán lá rậm rạp.

Triệu chứng gây hại quả Rầy mềm/Rệp muội trên cây Ổi

Ấu trùng và thành trùng tập trung mặt dưới lá, nhất là chồi, quả hút nhựa làm cho các bộ phận ấy bị khô héo hoặc để lại những vết thâm đen trên lá, quả.

Nhận biết Rầy mềm/Rệp muội trên cây Ổi

  • Rệp non hình thái giống rệp trưởng thành không có cánh, nhỏ hơn.
  • Rệp trưởng thành có 2 dạng: có cánh và không cánh. Cánh mỏng và trong suốt.
  • Dạng không cánh: cơ thể dài từ 1,5 – 1,9 mm và rộng từ 0,6 – 0,8 mm. Toàn thân màu xanh đen, xanh thẫm và có phủ sáp; một ít cá thể có dạng màu vàng xanh.
  • Dạng có cánh: cơ thể dài từ 1,2 – 1,8 mm, rộng từ 0,4 – 0,7 mm. Đầu và ngực màu nâu đen, bụng màu vàng nhạt, xanh nhạt, có khi xanh đậm, phiến lưng ngực trước màu đen. Mắt kép to. Ống bụng đen.
  • Màu sắc thay đổi từ vàng nhạt đến xanh thẫm hoặc xanh đen tùy theo mùa (mùa đông và trên cây già màu thẫm, mùa hè và trên cây non màu nhạt). Cuối bụng có phiến đuôi và 2 ống bụng ở 2 bên.
  • Vòng đời trung bình 15 – 20 ngày.

Nguyên nhân gây ra Rầy mềm/Rệp muội trên cây Ổi

  • Nhiệt độ thấp và độ ẩm không khí cao đều bất lợi cho rệp sinh sản.
  • Mưa có ảnh hưởng trực tiếp đối với rệp, nhất là sau những trận mưa lớn có thể rửa trôi và làm chết nhiều rệp.
  • Rệp muội còn là môi giới lan truyền bệnh virus rất phổ biến và nguy hiểm cho cây trồng.
  • Rệp xuất hiện ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây và mạnh nhất sau khi cây đậu quả, tán lá rậm rạp.

Biện pháp phòng ngừa Rầy mềm/Rệp muội trên cây Ổi

*Biện pháp canh tác kỹ thuật

  •  Trong điều kiện ẩm ướt, rầy mềm rất khó phát sinh thành dịch nên không cần sử dụng thuốc hóa học để phòng trừ. Trong trường hợp cần phải phòng trừ thì chỉ cần phun cục bộ nơi có mật độ rệp quá cao.
  • Không nên bón nhiều phân đạm, tưới đủ ẩm trong mùa khô.
  • Rầy mềm có khả năng nhân mật số rất nhanh nên thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện kịp thời và phòng trừ đúng lúc.
  • Vì rầy mềm truyền bệnh virus nên thuốc trừ sâu chỉ có thể diệt được rầy mà không hạn chế được bệnh, nhưng nếu áp dụng thuốc sớm, diệt được số lớn rầy ở giai đoạn đầu thì khả năng truyền virus của rầy không nhiều.

* Biện pháp sinh học

Dùng thiên địch như bọ rùa, kiến, nhện nấm.

Biện pháp điều trị an toàn Rầy mềm/Rệp muội trên cây Ổi

  • Tỉa lá già, tiêu hủy lá có rầy gây hại.
  • Nhặt và chôn vùi các phần có rầy gây hại, sau thu hoạch nên thu dọn sạch tàn dư thực vật.
  • Nếu mật độ rầy mềm thấp nên loại bỏ bằng tay.
Tìm hiểu chi tiết tại Tải ứng dụng!