Rệp đào

Sâu bọ

Thăm đồng thường xuyên ngay từ đầu vụ để phát hiện các ổ rệp mới xuất hiện, đặc biệt vào đầu vụ xuân khi nhiệt độ và ẩm độ bắt đầu tăng.

Khi phát hiện các ổ rệp ngắt bỏ, thu gom và tiêu hủy.

Sử dụng bẫy có màu vàng để thu hút rệp có cánh đến để tiêu diệt.

Kiểm soát và sử dụng hiệu quả các loài thiên địch khác nhau của rệp để hạn chế sự phát triển của rệp như: các loài côn trùng săn mồi (bọ rùa và ấu trùng của bọ xít xanh), ong bắp cày ký sinh (Aphidius spp.).

Triệu chứng

Rệp có thể phá hại cây khoai tây trực tiếp bằng cách chích hút nhựa cây và gián tiếp bằng cách truyền các bệnh virus khác nhau.

Rệp đào chích hút dịch cây ở các bộ phận non, làm cho lộc non bị cong queo, rụng sớm, cành lá non không sinh trưởng được làm cho cây bị suy yếu, tạo ra củ chất lượng thấp.

Khi số lượng rệp lớn chúng bám kín trên nhiều bộ phận của cây. Lá bị hại thường bị biến vàng, héo và quăn queo, chồi non bị hại bị biến dạng, có màu vàng sáng, sau đó héo, gây hiện tượng cháy rầy từng đám ở trên ruộng.

Trong quá trình chích hút, dịch thải vẫn còn hàm lượng đường cao làm thúc đẩy sự phát triển của nấm mốc đen bám trên lá hoặc thân cây, do đó làm giảm diện tích quang hợp của cây, cây sinh trưởng kém.

Nhận biết sâu hại

Rệp trưởng thành cái có hai dạng hình thái: có cánh và không cánh.

Rệp cái dạng không cánh cơ thể dài 1,3 – 2,0 mm; hình quả trứng, màu hồng nhạt hoặc xanh vàng. Trán lồi ra dạng bướu. Râu đầu 6 đốt màu đen.

Rệp cái dạng có cánh cơ thể dài 1,6 – 2,0 mm màu vàng hoặc màu xanh, bướu trên trán có màu đen. Râu đầu 6 đốt màu đen. Ở giữa mặt lưng của bụng có một vân màu đen.

Rệp đào phát triển theo 2 giai đoạn rệp non và rệp trưởng thành.

Rệp trưởng thành sinh sản bằng hình thức đẻ con.

Rệp non đẫy sức dài 10 – 20 mm, rộng 1,5 – 2,0 mm, cơ thể màu trắng hoặc vàng nhạt, phần ngực phình to hơn so với các phần khác của cơ thể. Chân màu nâu đen.

Nguyên nhân

Rệp đào thường gây hại từ mùa xuân khi cây trồng sinh nhiều lộc non.

Rệp trưởng thành và rệp non thường tập trung 2 bên mép lá non hoặc hai bên gân chính của lá, dưới cuống lá để chích hút nhựa cây.

Trong các ổ rệp có thể gặp kiến lui tới ăn chất dịch mật sót lại trong chất thải ra và khi cần thiết, chúng tha từng con rệp đưa đi, làm cho rệp lây lan rộng và gây hại.

Chất dịch mật rệp đào tiết ra sau khi kiến ăn vẫn còn dính bám trên bề mặt lá, cành non, tạo điều kiện cho nấm muội đen phát triển, bao bọc mặt lá, cành cản trở khả năng quang hợp của lá, làm cho cây chậm lớn.

Biện pháp phòng ngừa

* Biện pháp canh tác kỹ thuật

Dọn sạch tàn dư cây trồng ngay sau khi thu hoạch đặc biệt là ở những ruộng bị rệp hại nhiều. Tiến hành làm sạch cỏ dại, đặc biệt trước khi gieo trồng khoai tây vụ đông.

Sử dụng rơm rạ hoặc nilon làm lớp phủ, và trồng xen với hành, tỏi hoặc rau mùi cũng làm giảm số lượng rệp.

Trước khi trồng cần tiến hành kiểm tra khoai giống, loại bỏ những củ có triệu chứng bị virus và rệp hại.

* Biện pháp sinh học

Trồng hoa trong ruộng khoai tây để làm nơi cư trú cho các loài thiên địch rệp.

Sử dụng thuốc sinh học phun phòng rệp vào đầu vụ xuân khi điều kiện nhiệt độ, độ ẩm thích hợp cho rệp phát sinh hoặc vào thời điểm cây bắt đầu ra lá non, chồi non bắt đầu hình thành.

* Biện pháp hóa học

Sử dụng thuốc hóa học phun phòng rệp vào đầu vụ xuân khi điều kiện nhiệt độ ẩm độ thích hợp cho rệp phát sinh hoặc vào thời điểm cây bắt đầu ra lá non, chồi non bắt đầu hình thành.

Tìm hiểu chi tiết tại Tải ứng dụng!

Copyright 2023 – MobiFone

Trung tâm Dịch vụ số MobiFone – Chi nhánh Tổng Công ty Viễn thông MobiFone

Giấy ĐKKD: 0100686209-087
Đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 16/06/2023 cấp bởi Sở KHDT thành phố Hà Nội.

Phát triển và vận hành sản phẩm: Công ty cổ phần giải pháp thời tiết WeatherPlus

Khám phá

Liên hệ

Trụ sở: Số 01 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội