Rệp muội

Sâu bọ

Tỉa lá già, tiêu hủy lá có rệp gây hại.

Sau thu hoạch nên thu dọn sạch tàn dư thực vật.

Dùng bẫy mồi dính với pheromone giới tính của loài để bắt con đực. Pheromone đã được phân lập, tổng hợp và được thương mại hóa.

Triệu chứng

Cả rệp non và trưởng thành đều chích hút nhựa cây, làm búp và lá bị xoăn lại, lá nhạt màu hoặc vàng, héo rũ.

Rệp muội thường tập trung với số lượng lớn ở đọt non làm lá bị quăn queo và phân tiết ra thu hút nhiều nấm đen bao quanh làm ảnh hưởng đến sự phát triển của lá.

Rệp sống tập trung ở chồi non và ở mặt dưới lá, từ khi cây có 2 lá mầm đến khi thu hoạch cây có tán lá rậm rạp.

Rệp chích hút nhựa làm cho ngọn chùn lại, cây sinh trưởng kém, mật độ rệp cao có thể làm khô cả lá.

Nhận biết sâu hại

Rệp trưởng thành dài 1,6 – 2,6 mm, màu xanh hơi xám, đầu màu đen và có các vạch màu đen trên thân.

Rệp có 2 dạng có cánh và không có cánh. Rệp có cánh dài hơn rệp không có cánh một chút, đầu và thân màu đen, vân cánh màu nâu. Rệp có ống bụng nhỏ ở cuối thân.

Rệp sinh sản đơn tính.

Nguyên nhân

Thời tiết nóng, khô thuận lợi cho rệp phát triển.

Ngoài gây hại trực tiếp cho cây trồng, rệp còn là môi giới truyền bệnh virus.

Vòng đời ngắn, chỉ trong khoảng 10 – 12 ngày.

Biện pháp phòng ngừa

* Biện pháp canh tác kỹ thuật

Không bón nhiều phân Đạm, tưới đủ ẩm trong mùa khô.

* Biện pháp sinh học

Bảo tồn các loài thiên địch của rệp như bọ rùa, giòi, kiến, nhện, nấm…

Tìm hiểu chi tiết tại Tải ứng dụng!

Copyright 2023 – MobiFone

Trung tâm Dịch vụ số MobiFone – Chi nhánh Tổng Công ty Viễn thông MobiFone

Giấy ĐKKD: 0100686209-087
Đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 16/06/2023 cấp bởi Sở KHDT thành phố Hà Nội.

Phát triển và vận hành sản phẩm: Công ty cổ phần giải pháp thời tiết WeatherPlus

Khám phá

Liên hệ

Trụ sở: Số 01 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội