Làm sạch cỏ, vì cỏ là ký chủ chủ yếu của rệp; cắt bỏ lá, thân bị hại đem tiêu hủy.
Rệp muội nâu
Sâu bọ
Triệu chứng
Ấu trùng và thành trùng tập trung mặt dưới lá, nhất là đọt non, bông, chồi hút nhựa làm cho các phần ấy bị khô héo hoặc để lại những vết thâm đen trên lá.
Rệp phá hoại bằng cách chích hút nhựa làm cây ớt bị chùn đọt, lá cong, xoăn lại, cây sinh trưởng kém, ngoài ra rệp còn là côn trùng môi giới lan truyền bệnh virus trên hoa.
Nhận biết sâu hại
Rệp có hình bầu dục, nhỏ (dài 1,5 – 2 mm), cuối bụng có 2 phiến đuôi và 2 ống bụng ở 2 bên.
Cả rệp trưởng thành và rệp non đều rất nhỏ, cơ thể mềm, màu sắc thay đổi từ vàng nhạt đến xanh thẫm.
Rệp trưởng thành có hai loại có cánh và không có cánh. Trưởng thành có 2 dạng:
Dạng không cánh: cơ thể dài từ 1,5 – 1,9 mm và rộng từ 0,6 – 0,8 mm. Toàn thân màu xanh đen, xanh thẫm và có phủ sáp; một ít cá thể có dạng màu vàng xanh.
Dạng có cánh: cơ thể dài từ 1,2 – 1,8 mm; rộng từ 0,4 – 0,7mm. Đầu và ngực màu nâu đen, bụng màu vàng nhạt, xanh nhạt, có khi xanh đậm, phiến lưng ngực trước màu đen. Mắt kép to. Ống bụng đen.
Nguyên nhân
Rệp Aphis gossipii gây hại bằng cách chích lên tế bào cây và hút dịch cây, có thể gây hại bằng cách truyền bệnh virus từ cây này sang cây khác.
Thời tiết khô và ít mưa thích hợp cho rệp phát sinh phát triển.
Rệp trưởng thành và rệp non sống tập trung ở đọt và lá non.
Rệp ký chủ trên nhiều loại hoa, rau và cây ăn quả (trên 230 loại cây). Có rất nhiều lứa trong năm.
Biện pháp phòng ngừa
* Biện pháp canh tác kỹ thuật
Áp dụng các biện pháp diệt cỏ trước và trong sản xuất.
Trong nhà kính, rệp thường được phát hiện trên những cây cỏ dại là cây kí chủ.
* Biện pháp hóa học
Phun phòng trừ định kỳ 10 ngày 1 lần bằng thuốc Reasgant 3.6EC, Sieufatoc 36EC liều lượng pha 10 – 15 ml cho bình 16 lít nước.