Phun nước rửa trôi các phần chồi, lá non bị rệp muội gây hại nhẹ.
Rệp muội nâu
Sâu bọ
Triệu chứng
Rệp muội thường xuất hiện và chích hút nhựa ở các bộ phận non của cây hồ tiêu như đọt non, lá non.
Khi bị gây hại nặng, đọt và lá non xoăn lại, biến dạng, thâm đen.
Nhận biết sâu hại
Rệp muội có kích thước nhỏ từ 2 – 3 mm, có hai loại chủ yếu là loại có cánh hoặc không có cánh, râu đầu ngắn hoặc không có.
Rệp muội thường có màu xanh khi còn nhỏ, dần dần chuyển sang màu nâu bóng, khi trường thành thường có màu đen.
Rệp không có cánh thường dài từ 1,5 – 2,0 mm; màu đen hoặc màu nâu đỏ.
Trong điều kiện phát sinh thuận lợi một rệp cái có thể đẻ từ 50 con và trong vòng 7 – 10 là trưởng thành và tiếp tục sinh đẻ nên nếu rệp muội bùng phát sẽ khiến cây bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Nguyên nhân
Rệp Aphis craccivora là nguyên nhân gây hại cho cây.
Rệp xuất hiện quanh năm nhưng thường phát triển mạnh vào các đợt cây hồ tiêu ra lá non và chồi non.
Trong điều kiện thời tiết khô và ít mưa, rệp muội phát triển mạnh. Vào các tháng mưa nhiều, lượng mưa lớn thì mật độ rệp muội sẽ giảm.
Rệp muội gây hại thường thải ra chất bài tiết có hàm lượng đường cao, là thức ăn cho nhiều loài kiến và tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển, từ đó ảnh hưởng đến sự quang hợp của cây hồ tiêu.
Rệp muội là côn trùng môi giới lây truyền bệnh virus trên cây hồ tiêu.
Biện pháp phòng ngừa
* Biện pháp canh tác kỹ thuật
Vệ sinh vườn thường xuyên, đặt các bẫy sinh học để loại trừ sự sinh sản và phát triển của rệp muội.
Vệ sinh vườn hồ tiêu để loại bỏ các cây ký chủ khác của rệp muội.
Tưới nước đầy đủ cho cây hồ tiêu vào mùa khô.
Bón phân cân đối và hợp lý, không bón thừa phân Đạm.
* Biện pháp sinh học
Bảo vệ và tạo điều kiện để các loài thiên địch phát triển: Bọ rùa, ruồi ăn rệp, ong ký sinh…