Rệp muội nâu gây hại bằng cách chích hút chồi non, tập trung chủ yếu ở mặt dưới lá, làm chồi biến dạng, lá cong queo còi cọc.
Kỹ thuật phòng rệp muội nâu trên cây hoa trà hiệu quả
Triệu chứng rệp muội nâu trên cây hoa trà
Rệp gây hại bằng cách chích hút chồi non, tập trung chủ yếu ở mặt dưới lá, làm chồi biến dạng, lá cong queo còi cọc, ngoài ra chúng còn tiết mật ngọt làm nấm bồ hóng phát triển ảnh hưởng đến sự quang hợp của cây.
Khi mật độ cao bám dày đặc thành mảng trên lá, nụ, hoa… làm cho các nụ hoa không nở được, xoăn nhỏ lại, lá vàng và khô rụng đi.
Nhận biết sâu hại cây hoa trà
Rệp có hình bầu dục, rất nhỏ, kích thước khoảng 2 – 3 mm, màu đen nâu hoặc đen đỏ, bóng.
Con đực luôn có cánh, con cái có hai dạng là dạng có cánh dài, phát triển và dạng hoàn toàn không cánh. Trong tự nhiên hầu như chỉ thấy thành trùng cái không cánh, đẻ con.
Nguyên nhân rệp muội nâu trên cây hoa trà
Rệp gây hại bằng cách chích lên tế bào cây và hút dịch cây. Rệp cũng có thể gây hại bằng cách truyền bệnh virus từ cây này sang cây khác.
Sự phát triển, sống sót và sinh sản của rệp có liên quan đến nhiệt độ. Nhiệt độ dưới 4°C và trên 35°C rệp sẽ chết.
Nhiệt độ thích hợp để rệp sinh trưởng, phát triển và sinh sản dao động từ 9,4°C – 30,4°C.
Biện pháp phòng ngừa rệp muội nâu trên cây hoa trà
* Biện pháp canh tác kỹ thuật
Tiêu huỷ triệt để tàn dư cây trồng.
Trồng mật độ vừa phải, bón phân cân đối, giữ ruộng sạch cỏ.
Tránh trồng xen hoặc xung quanh ruộng các cây ký chủ của rệp.
* Biện pháp sinh học
Bảo vệ thiên địch của rệp trong tự nhiên như bọ rùa, ruồi ăn rệp, các loài ong ký sinh.
Ở nơi thường xuyên bị rệp hại nên phun phòng 10 ngày/lần bằng các thuốc sinh học có hoạt chất Azadirachtin, Matrine… theo hướng dẫn trên bao bì.
* Biện pháp hóa học
Phun phòng trừ định kỳ 10 ngày/lần bằng thuốc có hoạt chất Abamectin (Reasgant 3.6EC..), Abamectin + Emamectin benzoate (Sieufatoc 36EC…) liều lượng pha 10 – 15 ml cho bình 16 lít nước.
mobiAgri cập nhật bài viết cùng chủ đề: