Dùng bẫy dính màu vàng để thu hút con trưởng thành.
Thu gom các bộ phận có sự xuất hiện của rệp phấn trắng gây hại đem tiêu hủy.
Sâu bọ
Dùng bẫy dính màu vàng để thu hút con trưởng thành.
Thu gom các bộ phận có sự xuất hiện của rệp phấn trắng gây hại đem tiêu hủy.
Ấu trùng cuối tuổi 1 ở mặt dưới lá, tại đó lột xác và sống cố định cho đến lúc trưởng thành.
Rệp phấn trắng hút nhựa làm cho cây có thể bị héo, ngả vàng và chết. Rệp phấn trắng tiết ra dịch ngọt là môi trường cho nấm muội đen phát triển.
Rệp phấn trắng còn là côn trùng môi giới truyền virus gây bệnh xoắn lá.
Trưởng thành có kích thước nhỏ, trên cơ thể phủ một lớp sáp màu trắng, chân dài và mảnh.
Trứng rất nhỏ hình bầu dục, màu trắng trong sau chuyển sang màu nâu nhạt rồi thành màu nâu xám.
Ấu trùng màu vàng nhạt, hình ô van.
Nhộng giả hình bầu dục, màu sáng, có lông thưa ở 2 bên sườn.
Trưởng thành hoạt động vào sáng sớm và chiều mát.
Chúng chích hút, làm gân lá, lá cây bị vàng, cây cằn cỗi, kém phát triển.
Rệp phấn trắng có 4 pha: trưởng thành 5 – 10 ngày, trứng 5 – 6 ngày, ấu trùng từ tuổi 1 đến tuổi 3 kéo dài 7 – 10 ngày, nhộng 3 – 6 ngày. Cả vòng đời kéo dài từ 25 – 32 ngày.
Rệp phấn trắng di chuyển rất nhanh, khi trời nắng chúng chui nấp trong bẹ lá hoặc trong các lớp lá non ở ngọn.
Rệp phấn trắng thường phát triển và gây hại nặng trong mùa khô.
* Biện pháp canh tác kỹ thuật
Tiêu huỷ triệt để tàn dư cây trồng.
Tưới đủ ẩm cho vườn trồng.
Không trồng liên tục các loại cây mẫn cảm với rệp phấn trắng
Vệ sinh vườn thật sạch trước và sau khi trồng. Phủ rơm quanh cây ớt đang mọc mầm, ở vườn ươm có thể dùng lưới côn trùng để bảo vệ cây con.
Cắt tỉa bớt lá gốc và cỏ dại quanh gốc để vườn cây thông thoáng, tránh tạo nơi ẩn nấp để rệp đẻ trứng.
* Biện pháp sinh học
Dùng ong ký sinh ngoài tự nhiên.