Tỉa bỏ và tiêu huỷ những bộ phận của cây nhiễm rệp sáp nặng.
Cần trừ rệp sau mỗi đợt thu hoạch quả hay vào mùa chuẩn bị chong đèn.
Sâu bọ
Tỉa bỏ và tiêu huỷ những bộ phận của cây nhiễm rệp sáp nặng.
Cần trừ rệp sau mỗi đợt thu hoạch quả hay vào mùa chuẩn bị chong đèn.
Rệp chích hút nhựa ở tất cả các bộ phận của cây: cành non, nụ hoa, quả.
Chất thải của rệp tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển làm đen vỏ quả, mặt lá gây trở ngại khả năng quang hợp của cây.
Vào cuối mùa mưa chuyển sang mùa khô, rệp sáp phát triển tăng dần mật độ chích hút làm cho cây còi cọc, suy nhược.
Rệp còn chui xuống đất bám vào hút dịch ở gốc thân, cổ rễ. Khi rệp phá hại rễ, các loài tuyến trùng,nấm bệnh cũng theo các vết thương xâm nhập gây tác hại trầm trọng hơn. Khi rễ bị hại nặng cây rất cằn cỗi, lá vàng rồi héo dần và chết do bộ rễ bị phá hủy không còn khả năng hút nước và chất dinh dưỡng nuôi cây.
Rệp chích hút nhựa làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây cũng như tỷ lệ đậu quả và giá trị thương phẩm của quả.
Rệp sáp có hình oval (hình bầu dục), thuôn dài.
Mình có nhiều sợi sáp màu trắng. Nếu gạt lớp bột sáp ra cơ thể có màu vàng nhạt.
Rệp phát triển mạnh trong mùa khô.
Rệp càng lớn càng ít di chuyển, di chuyển từ nơi này sang nơi khác chủ yếu nhờ kiến cộng sinh.
Thường xuyên kiểm tra vườn để phát hiện sớm rệp sáp.
Xử lý cây ra đọt, ra hoa tập trung.
Cắt tỉa những cành sâu bệnh, cành già, cành tược nằm trong tán lá để vườn cây thông thoáng.
Thường xuyên dọn sạch cỏ rác, lá cây mục tụ ở xung quanh gốc để phá vỡ nơi trú ngụ của kiến sống cộng sinh với rệp sáp.