Rệp sáp-rệp bông

Sâu bọ

Khi nhận thấy dấu hiệu nhiễm bệnh nhẹ, nên nhanh chóng dùng miếng bông nhúng dầu hoặc cồn quét lên các đốm bệnh.

Bạn cũng có thể rửa sạch cây bằng nước ấm hòa với một ít thuốc tẩy, dầu hỏa hay xà phòng. Các cây xung quanh cũng cần được phun dầu để ngăn ngừa lây lan.

Sử dụng nước rửa chén để trừ rệp sáp:

Nguyên liệu: Nước rửa chén, tinh dầu thảo mộc như sả, bạc hà, dầu ăn để nâng cao hiệu quả của thuốc phun và 1 bình xịt dạng phun sương.

Bước 1: Pha hỗn hợp 10 ml nước rửa chén loại bất kỳ với 10 giọt tinh dầu thảo dược và 2 thìa canh dầu ăn vào 1,5 lít nước. Dùng một chiếc que khuấy đều rồi đổ vào bình xịt.

Bước 2: Phun dung dịch đã pha lên những cây bị bệnh. Đồng thời phun xung quanh cây trồng trong bán kính khoảng 60 cm để tránh rệp sinh sôi nảy nở tiếp tục gây hại cho xung quanh.

Bước 3: Sau khi đã phun xong, bạn chờ cho hỗn hợp khô hoàn toàn rồi vệ sinh thân lá, tránh cho dầu ăn bám trên bề mặt lá khiến cho lá không quang hợp được, đồng thời cũng rửa đi xác rệp bám trên cây, ngăn bệnh quay lại.

Bước 4: Bạn có thể dùng khăn lau sạch bề mặt lá và cành cây nếu diện tích phun ít. Còn nếu diện tích phun lớn bạn nên dùng nước sạch phun rửa lại sẽ nhanh hơn.

Thời điểm phun: Tốt nhất là 9 – 10 giờ sáng khi trời bắt đầu nắng nóng. Bạn nên xịt thường xuyên và vệ sinh lại cẩn thận.

Triệu chứng

Rệp sáp gây hại trên tất cả các bộ phận của lan bao gồm rễ, thân, lá,….

Chúng gây hại bằng cách hút chích các chất dinh dưỡng trong các bộ phân của cây lan, khiến cho cây trở nên còi cọc, ốm yếu dần, lá bị hại nặng, bị vàng khô héo, rụng và chết dần.

Nhận biết sâu hại

Rệp cái trưởng thành thường có thân hình bầu dục, dài khoảng 2,5 – 5 mm và bề ngang khoảng 2 – 3 m, không có cánh. Toàn thân của rệp cái có màu hồng và phủ lớp sáp trắng, xung quanh thân có các tia sáp trắng dài. Rệp sáp sinh sản rất nhanh, mỗi lần đẻ trứng mỗi con có thể đẻ từ 200 – 250 quả.

Mùa hè, thời tiết nắng nóng nhiều là thời điểm rệp sinh sôi nảy nở nhanh nhất, tỷ lệ trứng nở vào màu hè rất cao, trên 91%.

Trứng của rệp sáp được tìm thấy trên mặt đất bên dưới các cây nhiễm rệp. Sau khi nở, nhộng rệp trưởng thành có thể bò sang các cây bên cạnh.

Nguyên nhân

Nhiệt độ ấm và thời tiết khô ráo là điều kiện thuận lợi cho vòng đời của chúng, đồng thời tăng mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.

Rệp cũng có thể phát tán xa hơn nhờ gió, kiến, động vật, chim chóc, thậm chí là thông qua các hoạt động canh tác trên đồng như cắt tỉa hay thu hoạch

Chúng có thể sống trên nhiều loại cây ký chủ trung gian như cây cà tím, khoai lang và các loại cỏ dại.

Biện pháp phòng ngừa

* Biện pháp canh tác kỹ thuật

Sử dụng hạt giống hay sản phẩm trực tiếp từ các cây khỏe mạnh hoặc từ các nguồn được chứng nhận.

Thường xuyên thăm vườn để phát hiện các dấu hiệu của dịch bệnh.

Phát quang cỏ dại bên trong và xung quanh vườn.

Không nên trồng các loại cây khác mẫn cảm với loài rệp trong cùng khu vực trồng trọt.

Cẩn thận để không tạo điều kiện phát tán trong thời gian làm việc trên vườn trồng.

Tuân thủ chế độ bón phân cân đối và có lịch trình chi tiết.

Nên vệ sinh dụng cụ và trang thiết bị canh tác một cách cẩn thận.

* Biện pháp sinh học

Bảo vệ các loài thiên địch của rệp sáp là bọ cánh gân xanh, ong bắp cày ký sinh, ruồi giả ông, cánh cam, bọ rùa bọ, và loài bướm ăn thịt.

* Biện pháp hóa học

Dùng thuốc muỗi tẩm mùng màn Fendona: Thuốc diệt bằng cách tiếp xúc nên chỉ con nào dính thuốc mới chết. Nên phun đều 2 mặt lá, nách lá để diệt tận gốc.

Tìm hiểu chi tiết tại Tải ứng dụng!

Copyright 2023 – MobiFone

Trung tâm Dịch vụ số MobiFone – Chi nhánh Tổng Công ty Viễn thông MobiFone

Giấy ĐKKD: 0100686209-087
Đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 16/06/2023 cấp bởi Sở KHDT thành phố Hà Nội.

Phát triển và vận hành sản phẩm: Công ty cổ phần giải pháp thời tiết WeatherPlus

Khám phá

Liên hệ

Trụ sở: Số 01 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội