Do cơ thể của rệp được phủ một lớp sáp nên phải sử dụng những loại thuốc có tính xông hơi hay nhũ dầu.
Khi phun hay tưới vào đất xung quanh bộ rễ, nên kết hợp với nước rửa chén để tăng hiệu quả phòng trị.
Ưu tiên sử dụng các thuốc sinh học, chỉ sử dụng thuốc hóa học khi mật độ sâu/mức độ bệnh hại nhiều.
Thời điểm phun thích hợp: Sáng hoặc chiều tối.
Điều kiện phun: Trời nắng ráo, khô sương, không phun thuốc khi nhiệt độ và độ ẩm cao.
Cần lưu ý sử dụng luân phiên các loại thuốc hóa học khác nhau để tránh tình trạng rệp quen thuốc.
Nếu đất trong vườn khô có thể dùng xà beng, cuốc, xẻng chọc một số lỗ trong diện tích hình chiếu của tán cây, với độ sâu khoảng 20 – 40 cm. Sau đó pha thuốc tưới đầy các lỗ vừa chọc và lấp kín đất lại.
Nếu đất vườn ẩm ướt có thể dùng cào sắt xới lớp đất mặt dưới tán cây, sâu khoảng 5 – 7 cm rồi rải thuốc. Cào nhẹ trộn thuốc xuống dưới để thuốc bốc hơi diệt rệp.
Sau khi diệt rệp nên tăng cường bón phân cho cây.
Sử dụng dầu khoáng cũng phải thực hiện theo phương pháp “4 đúng”, nếu không cũng dễ bị cháy lá, do có hàm lượng aromatic cao và không hòa tan được trong nước nên muốn sử dụng chúng làm thuốc trừ sâu thì phải sử dụng loại dầu không hại cây và hòa tan đều được trong nước.
Tỷ lệ pha dầu khoáng tốt nhất là: 0,5% (0,5 lít thuốc pha với 100 lít nước). Không nên pha trên 1%.
Khi phun thuốc có dầu khoáng cần lưu ý: Phun đủ lượng nước đảm bảo phủ đều khắp mặt lá cây, không phun khi trời nắng nóng, có thể pha chung với các thuốc trừ sâu bệnh khác, kể cả thuốc sinh học, nhưng tuyệt đối không phun với các thuốc gốc lưu huỳnh.