Cách ly cây bị rệp muội nâu tấn công và cây khỏe mạnh. Cắt bỏ những cành quá nặng và tiêu hủy.
Tưới phun mưa với áp lực cao để rửa trôi rệp.
Nhúng bàn chải vào nước rửa chén, cọ sạch nơi rệp bám vào cây.
Dùng bông gòn tẩm rượu hoặc dầu Neem để thoa lên thân, nhằm hạn chế sự phát triển của rệp.
Triệu chứng
Rệp sáp gây hại ở tất cả các bộ phận của cây như mặt dưới của lá, nách lá, cành và cả ở dưới rễ.
Trên phiến lá xuất hiện các đốm trắng nhỏ, khi bị nhiễm rệp sáp nặng thì xuất hiện thành các mảng trắng bao phủ mặt lá và cành, chúng chích hút tiêu hóa chất dinh dưỡng của cây, làm cho lá vàng và rụng, ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của cây làm cho cây sinh trưởng phát triển kém, không thể ra hoa bình thường.
Ngoài ra dịch do rệp sáp tiết ra còn là điều kiện để bệnh bồ hóng phát triển. Đồng thời, các vết thương do rệp sáp gây nên làm cho cây dễ bị các bệnh do virus, nấm tấn công.
Nhận biết sâu hại
Rệp sáp có thân mình hình bầu dục. Con cái trưởng thành dài khoảng 3 mm, cơ thể màu hồng, nâu hoặc trắng, được bao phủ bởi 1 lớp sáp trắng.
Rệp có các đường dọc màu xám nhạt ở lưng và các cạnh của cơ thể có các sợi sáp, râu và chân màu nâu. Con cái có nhiệm vụ kiếm ăn và đẻ trứng. Con đực có kích thước lớn hơn con cái có cánh.
Con cái có thể sống sót trong vài tuần trong khi con đực ở dạng trưởng thành sống ít hơn ba ngày. Rệp sáp đực không kiếm ăn trong thời gian này, và nó chỉ bay bằng đôi cánh duy nhất của mình để tìm con cái để giao cấu.
Một con cái đẻ trứng màu hổ phách, hồng hoặc hơi vàng. Kích thước của mỗi quả trứng dài khoảng 0,3 mm. Rệp con di chuyển rất nhanh, có mắt màu đỏ và cơ thể của nó có màu hơi vàng.
Nguyên nhân
Rệp sáp có xu hướng sống tập hợp ở mặt dưới lá, trên thân, xung quanh cuống lá, gần nụ hoa và ngọn đang phát triển.
Nói chung, rệp sáp hoàn thành vòng đời trong 1 – 3 tháng, tùy thuộc vào nhiệt độ và cây ký chủ.
Nhiệt độ khoảng 25°C và độ ẩm tương đối cao là tối ưu đối với rệp sáp. Rệp sáp có xu hướng xuất hiện liên tục, nhưng có thể ít hoạt động hơn trong điều kiện tương đối mát mẻ. Quần thể của chúng thường đạt đến đỉnh cao vào mùa xuân và mùa thu. Người ta thường thấy tất cả các giai đoạn của rệp trên một cây cùng một lúc.
Con cái của hầu hết các loài đẻ ít nhất 50 – 100 trứng, một số loài có thể đẻ tới 600 trứng trong thời gian sống của chúng. Trứng có xu hướng nở sau 5 – 10 ngày hoặc lâu hơn trong môi trường không thuận lợi.
Biện pháp phòng ngừa
* Biện pháp canh tác kỹ thuật
Tiêu huỷ triệt để tàn dư cây trồng.
Trồng cây với mật độ vừa phải, bón phân cân đối.
Giữ vườn sạch cỏ, tránh trồng xen hoặc xung quanh ruộng các cây ký chủ của rệp.
* Biện pháp sinh học
Bảo vệ thiên địch của rệp trong tự nhiên như bọ rùa, ruồi ăn rệp, các loài ong ký sinh.
Ở nơi thường xuyên bị rệp hại nên phun phòng 10 ngày 1 lần bằng các thuốc sinh học có hoạt chất Azadirachtin, Matrine… theo hướng dẫn trên bao bì.
* Biện pháp hóa học
Phun phòng trừ định kỳ 10 ngày 1 lần bằng thuốc có hoạt chất Abamectin (Reasgant 3.6EC..), Abamectin + Emamectin benzoate (Sieufatoc 36EC…) liều lượng pha 10 – 15 ml cho bình 16 lít nước.