Khi phát hiện có cây bị bệnh nên cách ly khỏi cây khỏe mạnh, tiến hành cắt bỏ những cành quá nặng và tiêu hủy.
Đối với các chậu mai mới bị rệp và mật độ rệp thấp, có thể áp dụng theo kinh nghiệm của các nhà vườn là dùng bàn chải và nước rửa chén chà lên chỗ rệp để tách chúng khỏi cây.
Có thể dùng bông gòn tẩm rượu hoặc dầu neem để thoa lên thân, làm hạn chế sự phát triển của rệp.
Triệu chứng
Rệp sáp gây hại vùng rễ và tất cả các bộ phận của cây hoa mai chủ yếu là tán lá và quả. Khi rệp sáp tấn công vùng rễ, làm cho lá cây bị hại héo và vàng úa. Rễ đôi khi bị khảm một lớp mô nấm màu trắng xanh và bị còi cọc.
Loài rệp sáp khi di chuyển xuống rễ sẽ hút nhựa ở rễ làm cây kém phát triển dẫn tới vàng lá và cây chết dần. Dịch tiết ra từ rệp tạo điều kiện cho bồ hóng đen phát triển.
Cây hoa mai bị hại nhẹ thì trên phiến lá có đốm trắng nhỏ, phần này bị vàng đi, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây mai.
Cây mai bị nhiễm rệp sáp nặng thì rệp sáp thành mảng bao phủ mặt lá, tiêu hóa chất dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự quang hợp của cây hoa mai.
Các vết thương do rệp sáp gây nên dễ nhiễm virus, chất sáp của rệp dễ gây mốc đen. Loại nấm mốc đen này có tên gọi Sooty moulds.
Nhận biết sâu hại
Rệp sáp có hình bầu dục, thuôn dài. Con cái trưởng thành dài khoảng 2,5 – 4,0 mm; chiều ngang khoảng 0,7 – 3,0 mm. Mình có nhiều sợi sáp màu trắng. Nếu gạt lớp bột sáp ra cơ thể có màu vàng nhạt.
Trứng hình bầu dục nhỏ màu trắng trong, trứng được đẻ thành bọc, trong bọc các trứng xếp chồng lên nhau, phía ngoài bọc có lớp sáp bông trắng bao phủ.
Rệp non lúc mới nở có màu xám, nhỏ bằng con mạt, sau lần lột xác thứ nhất chuyển sang màu hồng nhạt, chưa có sáp trắng bao phủ, hoạt động nhanh nhẹn.
Rệp sáp đẻ trứng sớm, sau khi nở khoảng 20 – 25 ngày (tuổi 3) là rệp sáp bắt đầu đẻ trứng, từ khi bắt đầu đẻ đến lúc ngừng đẻ và chết là khoảng 20 – 30 ngày.
Nguyên nhân
Rệp không vận động đi lại mà chúng di chuyển nhờ kiến. Chúng sống tập trung ở kẽ lá, chồi non, cuống hoa, cuống quả. Mùa khô chuyển xuống gốc cây sinh sống và gây hại quanh năm.
Rệp sáp phát triển nhiều trong điều kiện thời tiết nóng và ẩm, thiệt hại phổ biến trong mùa khô hanh khi cây bị thiếu nước do rệp tập trung phá hại ở phía gốc cây và cuống quả.
Vào cuối mùa mưa chuyển sang mùa khô, rệp sáp phát triển mạnh. Trong điều kiện có nhiều cỏ rác, lá cây mục tụ ở xung quanh gốc để kiến trú ngụ mang rệp lây lan.
Rệp sáp sinh sản rất nhanh, có thể sinh sản theo kiểu đơn tính và lưỡng tính.
Biện pháp phòng ngừa
* Biện pháp canh tác kỹ thuật
Chăm sóc cho cây sinh trưởng tốt, tỉa cành, tạo tán, bón thúc cho lộc non ra tập trung.
Áp dụng các biện pháp diệt cỏ trước và trong sản xuất. Trong nhà kính, rệp thường được phát hiện trên những cây cỏ dại là cây kí chủ.
Không trồng trên đất đã trồng hoa cúc, đồng tiền bị gây hại bởi rệp.
* Biện pháp sinh học
Bảo vệ thiên địch của rầy mềm trong tự nhiên như bọ rùa, ruồi ăn rệp, các loài ong ký sinh.
Ở nơi thường xuyên bị rầy phá hại nên phun phòng 10 ngày/lần bằng các thuốc sinh học theo hướng dẫn trên bao bì.