Thường xuyên thăm vườn, phát hiện tỉa bỏ những bộ phận của cây bị rệp gây hại. Trường hợp bị hại nặng thì có thể cắt bỏ các cành, chồi lá để gom một chỗ đem tiêu hủy.
Trong mùa nắng, rệp thường xuất hiện và gây hại trên thân, gần gốc bưởi sát mặt đất khoảng 6 – 10 cm hoặc gốc cây bưởi có thể quét vôi để diệt và ngăn chặn rệp gây hại.
Triệu chứng
Xuất hiện những mảng màu vàng nâu bám trên thân cây. Rệp vảy hút nhựa cây, làm cây không phát triển được.
Cây tơ sinh trưởng kém, cây trưởng thành sẽ cho ít quả hoặc làm quả bị chai.
Nếu mật số rệp vảy cao và kéo dài, vỏ có thể bị nứt nẻ, già cỗi, thậm chí sẽ chết cây. Vết nứt trên cây tạo điều kiện làm cho nấm bệnh, côn trùng xâm nhập gây hại cho cây.
Nhận biết sâu hại
Rệp non màu nâu nhạt hơn, ở giữa mặt lưng cũng có gờ lửng màu trắng. Rệp non có thể di chuyển được.
Con trưởng thành có thân dẹt phẳng, hình ovan với kích thước cơ thể khoảng 3 – 4 mm. Có gờ lửng màu trắng ở giữa mặt lưng. Theo tuổi, màu sắc mặt lưng cơ thể của trưởng thành cái trở nên màu nâu tối. Rệp sinh trưởng và phát triển mạnh ở nhiệt độ 30°C. Vòng đời trung bình từ 24 – 41 ngày.
Nguyên nhân
Rệp gây hại quanh năm, phát triển mạnh nhất vào mùa nắng.
Rệp gây hại tập trung ở những cành nằm trong bóng râm, những cành, lá non.
Biện pháp phòng ngừa
* Biện pháp canh tác kỹ thuật
Thường xuyên kiểm tra thân, cành và dưới rễ cây xem có rệp không.
Phun nước ngọt với áp lực cao vào những nơi rệp trú ẩn để rửa rệp và hạn chế nấm bồ hống.
Cắt tỉa và tiêu hủy các bộ phận của cây bị rệp hại nặng.
* Biện pháp sinh học
Duy trì và bảo vệ các loại thiên địch của rệp sáp: kiến vàng, bọ rùa, bọ mắt vàng, bọ cánh gân, bọ xít đỏ.
Phun các chế phẩm chứa nấm xanh Metarhizium anisopliae 2 – 3 lần trong mùa mưa để nấm ký sinh rầy rệp chống bùng phát trong mùa khô.
* Biện pháp hóa học
Phun dầu khoáng định kỳ mỗi đợt cơi non xuất hiện.