Rệp vừng-rệp muội

Ngắt bỏ và đem tiêu hủy cành bị rệp gây hại nặng.

Triệu chứng

Rệp ngô là một trong những loài sâu hại ngô quan trọng. Rệp hút nhựa ở nõn ngô, bẹ lá, bông cờ, lá bi, làm cho cây ngô gầy yếu, bắp bé đi, chất lượng hạt xấu kém.

Ngô bị hại lúc còn non có thể không ra được bắp. Rệp phá hại làm năng suất và phẩm chất ngô giảm đi rõ rệt. Rệp ngô còn được coi là một loài môi giới truyền virus gây bệnh khảm lá mía và bệnh đốm lá ngô.

Nhận biết sâu hại

Rệp có 2 loại hình: có cánh và không có cánh.

Kích thước vào loại trung bình. Cơ thể có màu xanh nhạt. Mép trước trán phẳng, râu có 6 đốt, phần ngọn đốt râu cuối dài gấp 2,5 lần phần gốc, ống bụng phình, vòi dài gấp 1,5 lần phiến đuôi.

Nguyên nhân

Rệp ngô thường xuất hiện trên đồng ruộng vào khoảng tháng 10 – 11, phát triển nhiều trong tháng 1, tháng 2 lúc độ ẩm không khí cao. Từ tháng 4 trở đi số lượng rệp giảm dần, mùa hè chỉ thấy rệp xuất hiện lẻ tẻ.

Rệp thường phá hại ở ngô từ giai đoạn 8 – 9 lá cho tới khi ngô chín sáp. Những ruộng gieo dày, rệp thường phát triển mạnh.

Biện pháp phòng ngừa

* Biện pháp canh tác kỹ thuật

Vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ trong ruộng và xung quanh bờ để không bị rệp bay sang phá hại từ các ký chủ phụ.

Không nên trồng ngô mật độ quá dày, khi cây ngô cao 25 – 30 cm thì tiến hành tỉa định cây, loại bỏ những cây gầy yếu cho ruộng thông thoáng hạn chế rệp phát triển.

* Biện pháp sinh học

Bảo vệ các thiên địch của rệp ngô thường thấy trên đồng ruộng có một số loài như bọ rùa chữ nhân Coccinella repanda Thunb, bọ rùa 4 vạch Menochilus quadriplagiata Swarlz, bọ rùa 6 vạch Menochilus sexmacmlatus Fabr., bọ rùa hai mảng đỏ Lemnia biplagiata Swartz, bọ rùa 8 vằn Harmonia octomaculuta Fabr. và ấu trùng ruồi Sirphus sp.

Tìm hiểu chi tiết tại Tải ứng dụng!