Rệp vừng-rệp muội

Sâu bọ

Tỉa bỏ cành, lá có nhiều rệp đem tiêu hủy.

Triệu chứng

Ấu trùng và thành trùng tập trung mặt dưới lá, nhất là đọt non, bông, chồi hút nhựa làm cho các phần này bị khô héo hoặc để lại những vết thâm đen trên lá.

Rệp chích hút nhựa làm cây ớt bị chùn đọt, lá cong, xoăn lại, cây sinh trưởng kém.

Rệp còn là côn trùng môi giới lan truyền bệnh virus trên ớt.

Nhận biết sâu hại

Rệp có hình bầu dục, nhỏ, dài 1,5 – 2 mm, cuối bụng có 2 phiến đuôi và 2 ống bụng ở 2 bên.

Cả rệp trưởng thành và rệp non đều rất nhỏ, cơ thể mềm, màu sắc thay đổi từ vàng nhạt đến xanh thẫm.

Rệp trưởng thành có hai loại có cánh và không có cánh. Trưởng thành có 2 dạng:

Dạng không cánh: cơ thể dài từ 1,5 – 1,9 mm; rộng từ 0,6 – 0,8 mm. Toàn thân màu xanh đen, xanh thẫm và có phủ sáp; một ít cá thể có dạng màu vàng xanh.

Dạng có cánh: cơ thể dài từ 1,2 – 1,8 mm; rộng từ 0,4 – 0,7 mm. Đầu và ngực màu nâu đen, bụng màu vàng nhạt, xanh nhạt, có khi xanh đậm, phiến lưng ngực trước màu đen. Mắt kép to. Ống bụng đen

Nguyên nhân

Thời tiết khô và ít mưa thích hợp cho rệp phát sinh phát triển.

Rệp trưởng thành và rệp non sống tập trung ở đọt và lá non.

Biện pháp phòng ngừa

* Biện pháp canh tác kỹ thuật

Vệ sinh vườn, thu gom, tiêu hủy tàn dư cây trồng.

Phủ đất trồng bằng màng phủ nông nghiệp.

Bón phân cân đối, tưới nước đầy đủ cho cây sinh trưởng tốt, tránh bón thừa phân đạm.

* Biện pháp sinh học

Bảo tồn các loài thiên địch của rệp như bọ rùa, dòi, kiến, nhện, nấm…

Trồng xen cây trồng khác như bắp, đậu nành,… tạo điều kiện cho thiên địch của rệp cư trú.

Tìm hiểu chi tiết tại Tải ứng dụng!

Copyright 2023 – MobiFone

Trung tâm Dịch vụ số MobiFone – Chi nhánh Tổng Công ty Viễn thông MobiFone

Giấy ĐKKD: 0100686209-087
Đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 16/06/2023 cấp bởi Sở KHDT thành phố Hà Nội.

Phát triển và vận hành sản phẩm: Công ty cổ phần giải pháp thời tiết WeatherPlus

Khám phá

Liên hệ

Trụ sở: Số 01 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội