Thu gom và tiêu hủy những quả bị sâu.
Ruồi đục quả
Sâu bọ
Triệu chứng
Sâu tấn công nhiều vị trí trên quả nhưng phổ biến nhất là chui chỗ gần cuống quả hoặc tấn công dưới đít quả.
Sâu đục vào trong quả, ăn phần thịt nằm dưới vỏ quả. Sâu phá hại từ khi quả còn rất non đến khi sắp chín.
Sau khi đẫy sức, sâu chui ra ngoài quả, kết phân khô thành kén và hóa nhộng bên trong kén.
Quả bị hại vẫn phát triển nhưng ngay vết đục thường bị thối, sau đó khô đi, làm giảm giá trị thương phẩm của quả.
Nhận biết sâu hại
Trưởng thành là một loại ngài có màu vàng, trên cánh có những vạch màu nâu.
Sâu non đẫy sức dài khoảng 22 mm, đầu màu vàng nâu, thân màu trắng có điểm nhiều chấm màu nâu đen.
Bướm hoạt động về đêm, ban ngày ẩn trong tán lá.
Nguyên nhân
Sâu đục quả xuất hiện và gây hại quanh năm và gây hại nặng trong mùa nắng.
Biện pháp phòng ngừa
* Biện pháp canh tác, kỹ thuật
Thường xuyên vệ sinh vườn, sau thu hoạch cắt tỉa các cành già, cành sâu bệnh để tạo cho vườn thông thoáng.
Khi ra quả non cần phải thăm vườn thường xuyên để phát hiện mật số sâu đục quả.
Không nên để quả chín lâu trên cây, sẽ hấp dẫn con trưởng thành đến đẻ trứng.
Không nên dùng biện pháp xử lý thuốc hóa học vì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng quả và làm quả bị nhiễm độc gây hại cho người dùng.
Bao trái bằng túi (không bao bằng các loại túi không thoát được hơi nước, tránh đọng nước gây thối quả).
* Biện pháp sinh học
Sử dụng các loài thiên địch như bọ rùa, kiến vàng… để quản lý sâu đục quả.