Sâu đục cành/xén tóc xanh

Sâu bọ

Với sâu trưởng thành: Dùng vợt hoặc bắt bằng tay trong thời gian con trưởng thành vũ hoá và đẻ trứng từ tháng 4 đến tháng 6 hàng năm.

Diệt sâu non bằng cách bẻ cành non bị héo (đối với sâu đục cành) vào các tháng 5, 6, 7.

Những cành con bị sâu tiện một vòng tròn quanh vỏ sau vài ngày thường bị héo. Khi lá mới chớm héo, còn màu xanh nhưng mép lá hơi uốn cong, dùng sào dài có chạc khẽ vặn, cành sâu sẽ gãy dễ dàng, sâu sẽ rơi ra và chết.

Nếu cành đã héo khô thì sâu non đã đục trở xuống phía dưới vòng tròn. Có thể cắt hoặc bẻ xuống dưới một đoạn cũng có thể loại bỏ được sâu non.

Kinh nghiệm nhiều gia đình cho thấy biện pháp bẻ cành héo triệt để có thể hạn chế được sự gây hại của sâu trên 90%.

Với các con sâu non đã đục vào trong cành lớn thì có thể dùng một sợi dây thép nhỏ và cứng như dây phanh xe đạp để làm thành cái móc nhọn như lưỡi câu, luồn vào trong để ngoáy và kéo sâu non qua các lỗ đùn phân và mạt cưa trên cành.

Triệu chứng

Sâu non đục cành nở và bắt đầu gặm vỏ cành để sống, đục phá từ cành nhỏ đến cành lớn và cả thân cây.

Từ 8 – 9 tháng sau, sâu non đục đến cành cấp 1 hoặc cành cấp 2, thậm chí có thể tới thân, tuỳ theo độ dài của cành. Thông thường tập trung là cành cấp 1, sâu non làm một buồng hoá nhộng bằng cách dùng mùn cưa và chất bài tiết vít đường đục lại rồi đục một lỗ ra ngoài, chừa lại vỏ cành để làm cửa vũ hoá sau này.

Một thân cây có thể bị hàng chục con sâu đục cành gây hại và nếu 2 – 3 năm liền bị hại thì cây sẽ chết.

Nhận biết sâu hại

Sâu đục cành trưởng thành có màu xanh nên còn gọi là xén tóc xanh.

Xén tóc xanh thường đẻ trứng vào tháng 5 – 6 trên các nách lá ngọn cành tăm. Sau 10 – 12 ngày sâu non nở.

Khoảng tháng 2, tháng 3 sâu non hoá nhộng; tới tháng 4, tháng 5 thì vũ hoá thành con xén tóc xanh bay ra.

Vòng đời của sâu là 1 năm.

Nguyên nhân

Xén tóc xanh thường đẻ trứng vào tháng 5 – 6 trên các nách lá ngọn cành tăm.

Biện pháp phòng ngừa

* Biện pháp canh tác kỹ thuật

Bón phân cân đối giữa Đạm, Lân và Kali cho cây, tránh bón quá nhiều Đạm hấp dẫn sâu đến phá hại.

Thường xuyên vệ sinh, nhặt sạch cỏ dại quanh gốc cây để dễ dàng phát hiện sớm vết sâu cắn và mùn gỗ, phân sâu thải ra bên ngoài, có biện pháp tiêu diệt kịp thời.

* Biện pháp hóa học

Sau khi thu hoạch quả, quét vôi hoặc Boóc-đô (pha tỉ lệ: 1 phần CuSO4 1 phần vôi tôi 20 phần nước) vào gốc cây, thân cây từ 1 m trở xuống để phòng các loại nấm bệnh và hạn chế việc đẻ trứng của các loại xén tóc.

Sau đó định kỳ 1 – 2 tháng/lần quét vôi quanh gốc cây, đoạn sát mặt đất cao 80 – 100 cm, lớp vôi bám vào vỏ cây ngăn không cho sâu đục thân trưởng thành đến đẻ trứng vào lớp vỏ của gốc cây.

Tìm hiểu chi tiết tại Tải ứng dụng!

Copyright 2023 – MobiFone

Trung tâm Dịch vụ số MobiFone – Chi nhánh Tổng Công ty Viễn thông MobiFone

Giấy ĐKKD: 0100686209-087
Đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 16/06/2023 cấp bởi Sở KHDT thành phố Hà Nội.

Phát triển và vận hành sản phẩm: Công ty cổ phần giải pháp thời tiết WeatherPlus

Khám phá

Liên hệ

Trụ sở: Số 01 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội