Thường xuyên thăm vườn, phát hiện tỉa bỏ những bộ phận bị sâu gây hại.
Thu gom tập trung các quả đã bị sâu gây hại một chỗ để tiêu diệt (đào hố chôn hoặc ngâm trong nước vôi). Không vứt bừa bãi các quả bị sâu gây hại.
Nấm
Thường xuyên thăm vườn, phát hiện tỉa bỏ những bộ phận bị sâu gây hại.
Thu gom tập trung các quả đã bị sâu gây hại một chỗ để tiêu diệt (đào hố chôn hoặc ngâm trong nước vôi). Không vứt bừa bãi các quả bị sâu gây hại.
Con mẹ trưởng thành đục lỗ và đẻ trứng vào vỏ quả xanh.
Trứng có hình oval, kích thước khoảng 1 mm, sâu non ở cuối giai đoạn sinh trưởng thường có màu hồng, kích thước dài 22 mm, hóa nhộng bên trong vỏ quả hoặc bên trong hạt.
Sâu non thường nở ra ở phần cuối quả, sau khi nở sẽ đục vào bên trong vỏ hạt và ăn nhân hạt.
Khi vỏ hạt cứng thì sâu non đục và ăn bên ngoài vỏ quả, nếu quan sát vườn sẽ thấy dấu vết phân sâu đùn ra bên ngoài lỗ đục. Khi còn ở bên ngoài, sâu thường nhả tơ, kết dính các quả non lại với nhau.
Sâu gây hại giai đoạn quả nhỏ có thể làm rụng quả, khi quả lớn có thể không rụng nhưng phần nhân hạt bị sâu ăn hoặc làm hỏng hoàn toàn.
Sâu trưởng thành (ngài) có màu nâu, kích thước dài 25 mm, gây hại chủ yếu trên quả giai đoạn non, khi vỏ hạt còn mềm.
Sâu gây hại chủ yếu ở giai đoạn cây đậu quả non.
Những vườn mắc ca rậm rạp hoặc những chùm quả khuất sâu bên trong tán thường bị hại nhiều hơn.
* Biện pháp canh tác kỹ thuật
Bón phân cân đối, chăm sóc vườn cây tốt để tăng sức chống chịu.
Thường xuyên thăm vườn để phát hiện và xử lý sớm khi sâu mới xuất hiện với mật độ thấp.
Tỉa cành để cây thông thoáng.
Tưới ướt nước vào quả mỗi chiều, ngài không thể đẻ trứng lên vỏ quả.
Chong đèn xua đuổi ngài đẻ trứng vào khoảng 18 – 22 giờ.
* Biện pháp sinh học
Bảo vệ và lợi dụng thiên địch tự nhiên như bọ rùa, kiến vàng và ong ký sinh
* Biện pháp hóa học
Phun dầu khoáng định kỳ mỗi đợt ra đọt non.