Thường xuyên thăm vườn, phát hiện tỉa bỏ những bộ phận bị sâu gây hại.
Thu gom tập trung các quả đã bị sâu gây hại một chỗ để tiêu diệt (đào hố chôn, hoặc ngâm trong nước vôi). Không vứt bừa bãi các quả bị sâu gây hại.
Nấm
Thường xuyên thăm vườn, phát hiện tỉa bỏ những bộ phận bị sâu gây hại.
Thu gom tập trung các quả đã bị sâu gây hại một chỗ để tiêu diệt (đào hố chôn, hoặc ngâm trong nước vôi). Không vứt bừa bãi các quả bị sâu gây hại.
Xén tóc trưởng thành thường đẻ trứng vào ban đêm, tại các kẽ của thân cây, các vết nứt hoặc nhánh cây (cách mặt đất 20 – 100 cm) vào tháng 5 – 7.
Sau 10 – 15 ngày trứng nở thành ấu trùng sâu non, sau đó chui vào vỏ và phá hoại phần gỗ, tạo thành những đường đục ngoằn ngoèo. Trên cây mắc ca sâu đục thân có thể tồn tại 8 – 12 tháng, chúng đục từ cành cấp 1 – 2 đến thân chính, có thể đục xuống gốc gây chết cây.
Đôi khi không có điểm thích hợp để đục vào, ấu trùng di chuyển dần xuống phía dưới gốc và đục chui vào bên trong làm thành những đường ngoằn nghèo bên trong thân. Các đường nay chứa phân do chúng thải ra. Đường đục có thể dọc theo bên ngoài thân cây hay đi thẳng vào trung tâm, và đường đục càng lớn dần với tuổi của ấu trùng.
Cây bị tấn công vào giai đoạn nhỏ sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng rất nhiều, mạch dẫn nhựa tắt nghẽn làm cho cành bị khô héo và rụng lá, các lổ do ấu trùng đục vào bị chảy nhựa và cành dễ gẫy.
Các dấu hiệu nhận biết sâu đục thân: quan sát tổng thể cây, nếu có đọt cành bị khô héo thì tỷ lệ cao là bị sâu đục thân, cần tìm diệt sâu đục thân bằng cách cắt tỉa loại bỏ cành này. Đối với các cành cấp 1 và thân chính của cây mắc ca cần quan sát các lỗ đục trên thân/cành và phân thải (mùn cưa) trên mặt đất hoặc bám trên thân cành.
Sâu đục thân là ấu trùng sâu non của bọ cánh cứng Xén tóc. Xén tóc có thân màu nâu đen, dài từ 2,5 – 4 cm. Râu rất dài, màu đỏ, bằng hoặc hơn thân mình (con đực); sáu chân cũng màu đỏ với đốm nâu đậm ở cuối đùi và cẳng chân.
Trên cánh cứng có những đốm gồ màu đen hoặc nâu. Ngực trước có u nhỏ trông gồ ghề, mỗi bên có một gai đưa ra giống như 2 sừng. Trưởng thành có thể nhiều tháng, ăn mật và phấn hoa hoặc các phần non của đọt cây.
Trứng tròn, màu trắng được đẻ rải rác trong các vết nứt của vỏ cây. Trứng nở trong thời gian từ 2 – 3 ngày.
Ấu trùng có thân màu vàng nhạt, đầu rất nhỏ hay hay rút xuống phía dưới, chân thoái hóa còn rất nhỏ, có đời sống rất lâu, có thể đến 7 – 8 tháng ngay bên trong thân cây, do đó khả năng phá hại rất cao.
Mới nở ấu trùng rất mềm yếu nhưng khoảng 1 tuần là trở nên cứng bình thường và rất linh động.
Trước khi làm nhộng ấu trùng đục một lỗ để sau trưởng thành chui ra. Thời gian nhộng có thể từ 1 đến 2 hay 3 tháng.
Sâu đục thân thường hóa nhộng vào tháng 2 và vũ hoá thành xén tóc vào tháng 3 – 6. Vòng đời của sâu đục thân kéo dài từ 1 – 3 năm (xén tóc nâu 2 – 3 năm, xén tóc sao và xén tóc xanh 1 năm).
Con mẹ sau khi vũ hóa sẽ tìm vị trí thuận lợi để đẻ trứng. Giai đoạn gây hại mạnh nhất là vào thời điểm đầu mùa mưa, sau khi nhộng vũ hóa thành xén tóc.
Trưởng thành cái đẻ trứng trong các chạc ba của cây, trong các vết nứt hay vết thương ở trên thân cây.
Những vườn cây rậm rạp là môi trường thuận lợi cho xén tóc.
Trưởng thành cái đẻ trứng trong các chạc ba của cây, trong các vết nứt hay vết thương ở thân cây, do vậy có thể quét vôi định kỳ trên thân, cành chính của cây nhằm hạn chế các vị trí đẻ trứng của con mẹ.
Xén tóc rất thích ánh đèn sáng, vì vậy có thể dùng bẫy đèn để bẫy xén tóc trưởng thành vào đầu mùa mưa.
Chăm sóc thường xuyên, phát hiện kịp thời, cắt bỏ cành tăm bị hại hoặc tỉa bớt cành sau khi thu hoạch quả.
Dùng dao nhỏ khoét ngay lỗ đục sẽ thấy sâu nằm bên trong, bắt sâu hoặc phát hiện nhộng phải tiêu diệt. Có thể dùng cây soi lỗ, nhét thuốc trừ sâu dạng hột vào bên trong thân cây, sau đó bít lỗ lại. Nếu cây có nhiều cành bị hại thì chặt bỏ cành hư, gom lại và đốt. Ngoài ra có thể dùng các thân cây khô để rải rác trong vườn để thu hút trưởng thành tới xong tiêu diệt.
Khi phát hiện lổ đục trong cành, thân có thể dùng dây kẽm soi lỗ đục, dùng bông gòn thấm thuốc nhét vào lỗ đục bít lỗ lại. Nên dùng các loại thuốc có tính lưu dẫn hoặc xông hơi.
Sau khi nhét bông thuốc vào lỗ đục trên cành hoặc thân nên quét thuốc gốc đồng để phòng các loại bệnh tấn công qua lổ đục.
Cắt tỉa tạo tán thông thoáng, hạn chế nơi trú ngụ và đẻ trứng của xén tóc.
Định kỳ làm cỏ gốc, hạn chế cỏ mọc um tùm xung quanh gốc cây.
Đối với mắc ca 5 – 10 tuổi, có đường kính gốc to nên quét vôi gốc 1 – 2 lần/năm.
Chăm sóc, bón phân cho cây khỏe mạnh, phát triển cân đối, không để gốc cây bị khô nứt, xì mủ (vì đây sẽ là nơi lý tưởng cho xén tóc đẻ trứng).
Chủ động phát hiện sớm sâu đục thân để xử lý sớm và kịp thời.