Bảo vệ các loài ký sinh, thiên địch diệt sâu như ong bắp cày, ruồi và vi khuẩn gây hại trứng, nhộng…
Sâu đục thân
Sâu bọ
Triệu chứng
Ấu trùng non chui vào cuống lá trong khi ấu trùng từ tuổi 3 đục vào thân cây, làm thân bị rỗng, héo thân và hóa nhộng trong đó.
Bên ngoài có phân đùn ra như mùn cưa từ vết sâu đục vào.
Nhận biết sâu hại
Bướm trưởng thành thân dài, cánh trước màu vàng tươi đến vàng nhạt, có 2 đường vân màu thẫm chạy trên cánh theo hình gấp khúc.
Mép trước và mép ngoài màu đậm hơn từ giữa cánh trở về mép sau. Cánh sau có màu sáng hơn và các đường vân màu nhạt hơn cánh trước.
Trứng đẻ thành ổ xếp dạng vẩy cá. Trứng hình bầu dục dẹt, mới đẻ màu trắng sữa, trên mặt trơn bóng, sau có một chấm đen rõ dần lên.
Sâu non màu nâu vàng, có những vạch nâu mờ chạy dọc trên lưng từ đầu đến cuối mình sâu. Ấu trùng đầu màu nâu sẫm và dài khoảng 2 – 3 cm, ấu trùng sống trên lá 5 – 7 ngày.
Nhộng cái lớn hơn nhộng đực.
Nguyên nhân
Ổ trứng đẻ tại vị trí mặt dưới của lá. Trứng có màu trắng, dẹt và xếp giống như vảy cá.
Các vết thương do sâu gây ra có thể tạo điều kiện cho các mầm bệnh nấm và vi khuẩn như Erwinia carotovora xâm nhập gây hại.
Khi cây bị sâu đục thân gây hại, thân cây bị yếu và dễ gãy đổ khi gặp gió làm ảnh hưởng đến năng suất khoai tây.
Biện pháp phòng ngừa
* Biện pháp canh tác kỹ thuật
Vệ sinh đồng ruộng. Tiêu huỷ triệt để tàn dư cây trồng vụ trước và cỏ dại.
Không trồng liên tục các loài cây cùng họ cà.
* Biện pháp sinh học
Có thể sử dụng bẫy pheromone giới tính để thu hút bướm và có thể dự báo thời điểm bướm sắp đẻ trứng, từ đó đưa ra biện pháp phòng trừ kịp thời khi sâu non mới nở.