Sâu đục thân xén tóc

Sâu bọ

Diệt con trưởng thành bằng tay hoặc dùng bẫy đèn vào đầu mùa mưa, tầm 18 – 21 giờ hàng ngày.

Trường hợp cành, cây bị khô héo do sâu đục thân cần cắt bỏ, chẻ thân cành bị hại để giết các ấu trùng, nhộng, sâu trưởng thành và tiêu hủy các bộ phận bị sâu đục thân gây hại để hạn chế sự lây lan.

Triệu chứng

Sâu thường gây hại ở phần trên của thân và nhánh cây hồ tiêu. Trên cây hồ tiêu, tỷ lệ cây hồ tiêu bị hại và mật độ sâu đục thân xén tóc thường lớn hơn sâu đục thân vòi voi 2 – 3 lần.

Sâu đục thân xén tóc có thể đục một hoặc nhiều cành trên cây hồ tiêu, do vậy có thể làm lá vàng, héo, khô cành hoặc khô cả cây.

Thân, cành cây hồ tiêu bị hại thường dễ gãy ngay ở đốt có sâu đục vào. Khi chẻ thân, cành cây hồ tiêu ra thường thấy có sâu đục thân ở dạng ấu trùng, nhộng hoặc con trưởng thành.

Con trưởng thành có thể cắn cả chùm bông, chùm quả, dẫn đến hiện tượng rụng bông, rụng quả, làm giảm năng suất.

Nhận biết sâu hại

Con trưởng thành dài 10,5 – 11,5 mm; phần thân rộng nhất 4 mm. Đầu màu nâu sẫm, thân màu nâu đất, có râu ngắn hơn nhiều so với chiều dài thân.

Ấu trùng thường có màu trắng trong, ấu trùng có các dạng từ tuổi 1 đến tuổi 5, kích thước ấu trùng tuổi 5 khoảng 13 mm. Nhộng trần, chiều dài 12,5 – 14 mm.

Nguyên nhân

Bọ xén tóc thường đẻ trứng vào mùa mưa (tháng 4 – 11) ở vị trí nách lá (đục cành, đục ngọn); ở các vết sẹo mục, vết nứt trên thân; ở các góc tẻ cành (đục thân) hoặc ở các vết sẹo, vết nứt ở gốc cây (đục gốc, đục rễ).

Thời gian hoạt động chính của bọ trưởng thành lúc trời mát, đặc biệt là chiều tối từ 18 – 21 giờ.

Bọ trưởng thành sinh đẻ trong mùa sau đó chết đi. Những ấu trùng sẽ gây hại từ lúc mới nở đến khi hóa nhộng trong thời gian rất dài, có loài phải đến 24 tháng mới hóa nhộng.

Biện pháp phòng ngừa

* Biện pháp canh tác kỹ thuật

Tạo hình, tỉa cành để cây hồ tiêu phát triển cân đối.

Bón phân đầy đủ và cân đối giúp cây phát triển khỏe mạnh. Trong quá trình chăm sóc (tạo hình, bón phân, tưới nước…) tránh làm tổn thương thân, cành của cây hồ tiêu.

Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng để loại bỏ các ổ sâu hại, khi phát hiện sâu đục thân cần bắt và diệt ngay.

Cần tỉa bớt các cành lá của cây che bóng để cây được thông thoáng trước mùa mưa. Không nên gây ra các vết thương hở sẽ khiến sâu dễ tấn công vào thân cây.

* Biện pháp sinh học

Nấm Beauvaria bassiana dùng để xử lý trên cây hồ tiêu vào buổi sáng lúc còn ẩm ướt để làm tăng hiệu quả phòng trừ của nấm.

Nấm Spathious piperis có khả năng kiểm soát mật số sâu đục thân lên đến 37%.

Tìm hiểu chi tiết tại Tải ứng dụng!

Copyright 2023 – MobiFone

Trung tâm Dịch vụ số MobiFone – Chi nhánh Tổng Công ty Viễn thông MobiFone

Giấy ĐKKD: 0100686209-087
Đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 16/06/2023 cấp bởi Sở KHDT thành phố Hà Nội.

Phát triển và vận hành sản phẩm: Công ty cổ phần giải pháp thời tiết WeatherPlus

Khám phá

Liên hệ

Trụ sở: Số 01 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội