Dùng bẫy pheromone để dự báo trước sự đẻ trứng của sâu ăn tạp.
Hàng ngày theo dõi dự báo sự phát triển của sâu qua bẫy pheromone, thường xuyên ngắt bỏ ổ trứng và diệt sâu non trên những ruộng dẫn dụ.
Sử dụng bẫy bả chua ngọt tỷ lệ: 4 phần mật (đường) trộn với 4 phần dấm, 1 phần rượu và 1 phần nước, khuấy kỹ để dung dịch tan đều. Cho vào can nhựa, xô nhựa… đậy kín, chờ 3 – 4 ngày sau, khi thấy dung dịch bốc mùi chua ngọt thì trộn thêm thuốc trừ sâu.
Liều lượng cứ 1 lít bả chua ngọt cho 1 gói thuốc trừ sâu Actara 25WG (gói 1 gr), khuấy đều hỗn hợp là đem ra sử dụng được. Sử dụng hộp nhựa đựng bẫy trên thành đục các lỗ tròn có đường kính 2 – 3 cm dùng lượng từ 0,10 – 0,15 lít bả chua ngọt đặt ở ngoài ruộng vào buổi tối nơi thoáng gió có độ cao 1 m so với mặt đất, từ 3 – 5 bẫy/sào hoặc có thể sử dụng bùi nhùi bằng rơm nhúng bả sau đó cắm trên ruộng.
Dùng hoa hướng dương hay các loài cây có thể dẫn dụ sâu ăn tạp trồng xung quanh ruộng canh tác để dễ dàng tiêu diệt.
Triệu chứng
Sâu khoang ăn toàn bộ thịt lá, chỉ để lại phần biểu bì lá, sau đó lá khô teo đi và bị héo toàn bộ.
Sâu non tuổi nhỏ ăn bề mặt của lá sau, tạo thành cửa sổ và chỉ rời khỏi lá khi thức ăn hết.
Nhận biết sâu hại
Ngài (bướm trưởng thành): Cánh trước màu nâu vàng, giữa cánh có vân trắng, cánh sau màu trắng óng ánh.
Trứng: Hình bán cầu. Trứng mới nở có màu trắng vàng, sau chuyển thành màu vàng tro, lúc sắp nở có màu tro đậm.
Ấu trùng (sâu non): Sâu tuổi nhỏ có màu xanh lục, càng lớn sâu chuyển dần thành màu nâu đậm. Trên cơ thể có một sọc vàng sáng chạy ở hai bên hông từ đốt thứ nhất đến đốt thứ tám của bụng, mỗi đốt có một chấm đen rõ nhưng hai chấm đen ở đốt thứ nhất to nhất.
Nhộng: Nhộng sâu ăn tạp có màu xanh đọt chuối, rất mềm ngay khi mới được hình thành, sau đó chuyển dần sang màu vàng xanh, cuối cùng có màu nâu, thân cứng dần và có màu nâu đỏ, cuối bụng có một đôi gai ngắn.
Bướm có đời sống trung bình từ 1 – 2 tuần tuỳ điều kiện thức ăn. Trung bình một bướm cái có thể đẻ 300 trứng, nhưng nếu điều kiện thích hợp bướm có thể đẻ từ 900-2000 trứng.
Vòng đời: 25 – 48 ngày (Trứng: 3 – 7 ngày, Sâu non: 12 – 27 ngày, Nhộng: 8 – 10 ngày, Trưởng thành: 2 – 4 ngày).
Thành trùng, trứng và ấu trùng sâu ăn tạp trong đất. Sâu non vừa nở ăn gặm vỏ trứng và sống tập trung, nếu bị động sâu bò phân tán hoặc nhả tơ buông mình xuống đất.
Bướm thường vũ hoá vào buổi chiều và bay ra hoạt động vào lúc vừa tối, ban ngày bướm đậu ở mặt sau lá hoặc trong các bụi cỏ. Bướm hoạt động từ tối đến nửa đêm.
Nguyên nhân
Sâu ăn tạp ăn phá nhiều loại cây nên có mặt quanh năm trên đồng ruộng.
Sâu cắn phá mạnh vào lúc sáng sớm nhưng khi có ánh nắng sâu chui xuống dưới tán lá để ẩn nắp. Chiều mát sâu bắt đầu hoạt động trở lại và phá hại suốt đêm.
Biện pháp phòng ngừa
* Biện pháp canh tác kỹ thuật
Phát quang các lùm cây và làm cỏ sẽ giảm được mật độ sâu.
Làm ngập nước ruộng có sâu hại để nhấn chìm nhộng và những dịch hại khác sống trong đất.
Lật đất để phơi nhộng lên mặt đất, làm mồi cho chim và các loại thiên địch khác.
* Biện pháp sinh học
Bảo vệ các loại thiên địch gồm 4 nhóm ký sinh sau: côn trùng ký sinh (Ong thuộc họ Braconidae và ruồi thuộc họ Tachinidae ); nấm ký sinh (Beauveria sp. và Nomurea sp. ), siêu vi khuẩn gây bệnh VPV; Microsporidia.