Sâu nhớt rất dễ diệt trừ, thậm chí mưa to sâu cũng bị rửa trôi và chết hàng loạt.
Kinh nghiệm một số nơi như ở Nghệ An, nông dân dùng tro bếp vẩy lên tán lá, sâu cũng chết hàng loạt do bị dính tro.
Sâu bọ
Sâu nhớt rất dễ diệt trừ, thậm chí mưa to sâu cũng bị rửa trôi và chết hàng loạt.
Kinh nghiệm một số nơi như ở Nghệ An, nông dân dùng tro bếp vẩy lên tán lá, sâu cũng chết hàng loạt do bị dính tro.
Trưởng thành thường hại lá non, cắn khuyến mép lá hoặc làm thủng lỗ chỗ, sâu còn gặm ăn trên bề mặt chồi non và vỏ quả non, tạo nên những vết sẹo màu nâu.
Sâu non ưa ăn các mô mềm trên lộc, lá non và quả non. Nếu sâu ăn từ mặt trên lá xuống dưới thì gây thủng lỗ chỗ; nếu ăn từ mặt dưới lá lên trên thì chừa lại một màng trắng.
Sâu non ăn đến đâu tiết ra một chất dịch nhầy và dính làm cho các lá héo khô và rụng. Nếu gây hại nhẹ trên quả non thì tạo thành những vết sẹo làm cho quả bị dị hình khi lớn. Nếu gây hại nặng thì làm cho quả non bị rụng sớm.
Sâu trưởng thành có cánh cứng màu xanh đen, ánh kim loại. Thân dài khoảng 4 cm. Con trưởng thành thường nghỉ đông ở các kẽ nứt của vỏ gốc cây. Từ tháng 1 đến tháng 3, khi lộc xuân bắt đầu phát triển thì chúng bay ra, đẻ từng đôi trứng một vào các lá còn non. Con cái có thể đẻ tới 500 – 700 quả trứng. Đẻ xong trứng, con trưởng thành tiết ra một chất dịch phủ toàn bộ trứng để bảo vệ.
Trứng có hình ô van; dài 0,6 mm màu trắng; sau chuyển thành màu vàng rồi vàng nâu là lúc trứng sắp nở thành sâu non.
Sâu non các lứa nở ra vào tháng 2, 3 và tháng 4. Sâu non ở tuổi cuối dài khoảng 6 mm.
Sau 20 ngày, sâu non phát triển thành nhộng ở các kẽ nứt của gốc cây. 7 ngày sau nhộng hoá thành con trưởng thành bay đi.
Sâu non thường hoạt động mạnh, phá hại lớn. Lứa đầu tiên gây hại nặng nhất (đợt lộc xuân, cây ra nụ, hoa và quả non).
Sâu non xuất hiện nhiều vào cuối tháng 2 và đầu tháng 3, lúc đợt lộc xuân dài khoảng 3 – 4 cm. Đến giữa tháng 3, sâu non của lứa 1 đã vào nhộng.
* Biện pháp canh tác kỹ thuật
Những khu vực nào năm trước đã bị hại nặng thì ngay từ tháng 12 cần làm vệ sinh xung quanh gốc.
* Biện pháp sinh học
Khi dọn vi sinh cần kết hợp phun thêm nấm xanh-nấm trắng để diệt hết con trưởng thành hạn chế lây lan.
* Biện pháp sinh học
Lứa phá hại nghiêm trọng nhất của sâu nhớt là vụ xuân. Cần phải xử lý kịp thời khi lộc non mới nhú bằng hạt gạo, phun lần thứ 2 vào 15 ngày tiếp theo. Có thể phun thêm một lần nữa vào tháng 4 khi thấy sâu non gây hại trên quả non.
Các lứa sâu nhớt phát triển trong vụ hè không đáng kể vì chúng có thể bị các thiên địch ăn thịt hoặc không còn lộc non để ăn nên không cần phải phun thuốc nữa.