Trước giai đoạn ra hoa có thể sử dụng bẫy đèn để theo dõi mật số của thành trùng sớm để có biện pháp quản lý kịp thời.
Sâu róm
Sâu bọ
Triệu chứng
Ấu trùng gây hại trên lá, hoa và quả.
Sâu non ăn mặt dưới lá, sâu tuổi lớn ăn cả lá, chủ yếu lá non. Sâu còn cạp phần vỏ quả.
Nhận biết sâu hại
Trứng được đẻ mặt dưới lá thành từng ổ.
Ấu trùng có 5 tuổi. Ấu trùng tuổi cuối có màu nâu đỏ, đẫy sức dài 25 – 30 mm, sâu có 2 hàng lông 2 bên màu vàng, trên lưng có 4 túm lông màu vàng, cuối thân có 1 túm lông màu vàng nâu.
Nhộng được hình thành bên trong lớp kén màu vàng, ban đầu nhộng màu vàng sau đó màu nâu sậm.
Trưởng thành cái là một loài ngài, thân dài 15 – 17 mm, sải cánh rộng 35 – 36 mm, màu vàng, có các vân nâu đen trên cánh trước. Mắt to màu đen, râu đầu hình răng lược. Chân có nhiều lông.
Trưởng thành đực là một loài ngài, thân dài 12 – 13 mm, màu nâu xám, có nhiều vân xám đen trên cánh trước. Râu đầu hình răng lược. Chân có nhiều lông, khi đậu 2 chân trước đưa về trước.
Vòng đời khoảng 30 ngày.
Nguyên nhân
Sâu thường xuất hiện nhiều giai đoạn cây ra các bộ phận non như đọt non, quả non, vườn rậm rạp.
Biện pháp phòng ngừa
* Biện pháp canh tác, kỹ thuật
Sau thu hoạch tiến hành cắt tỉa cành tạo điều kiện thông thoáng để hạn chế sự phát triển của sâu.
Điều khiển cây ra đọt, ra hoa tập trung để dễ dàng quản lý sâu róm.
* Biện pháp sinh học
Tạo điều kiện cho các loài thiên địch của sâu róm phát triển như bọ cánh lưới, bọ rùa ăn mồi phát triển. Ngoài ra, nấm trắng Beauveria bassiana, nấm tím Paecilomyces sp. cũng ghi nhận ký sinh hiệu quả trên ấu trùng của sâu róm.