Sâu tơ

Sâu bọ

Dùng vợt bắt bướm, ngắt nhộng trên lá hoặc có thể bắt sâu non bằng tay.

Triệu chứng

Sâu tơ phá hại bộ lá của cây, sâu non mới nở đục lá tạo thành rãnh, ở tuổi lớn sâu tơ ăn toàn bộ biểu bì khiến lá bị thủng lỗ chỗ.

Mật độ cao, sâu ăn hết thịt lá chỉ còn trơ lại gân lá làm giảm năng suất rõ rệt.

Sâu non ăn các bắp đang phát triển làm bắp biến dạng hoặc không thể cuốn bắp, tạo điều kiện cho bệnh thối nhũn phát triển.

Nhận biết sâu hại

Trưởng thành là loài bướm nhỏ dài 7 – 9 mm, sải cánh dài 12 – 15 mm, cánh trước màu xám nhạt, có nhiều đốm nhỏ màu trắng và đen xen kẽ, mép trên trắng và có 3 đường lượn sóng màu nâu đậm, phía ngoài có những lông tơ dài.

Trứng rất nhỏ, màu vàng, hình bầu dục, đẻ ở mặt dưới lá.

Sâu non có 4 tuổi, màu xanh vàng nhạt, thân thon, có nhiều lông ngắn màu đen, rải rác có những đốm nhỏ màu đen.

Nhộng có kén trắng thưa, nhộng thon, có màu xanh chuyển sang vàng, sắp nở có màu nâu.

Vòng đời từ 15 – 50 ngày. Trứng: 2 – 7 ngày. Sâu non 8 – 25 ngày. Nhộng 3 – 13 ngày. Trưởng thành 2 – 5 ngày.

Nguyên nhân

Vòng đời sâu tơ thay đổi theo nhiệt độ. Vòng đời của một lứa khoảng 16 – 26 ngày, các lứa sâu tơ nở gối nhau liên tiếp trong suốt vụ rau.

Nhiệt độ thích hợp cho sâu tơ phát sinh gây hại từ 20 – 30°C. Mùa mưa mật độ sâu tơ giảm rất rõ.

Biện pháp phòng ngừa

* Biện pháp canh tác kỹ thuật

Bố trí thời vụ thích hợp, trong vụ đông xuân nếu trồng muộn sâu tơ hại nhiều.

Luân canh với cây trồng không cùng ký chủ như lúa, bắp… nên trồng xen với cây họ cà, hành, tỏi… để xua đuổi con trưởng thành đến đẻ trứng.

Thường xuyên vệ sinh khay, chậu và hủy bỏ tàn dư cây trồng.

Nên tưới rau bằng vòi phun mưa vào buổi chiều mát để ngăn cản việc giao phối của con trưởng thành, đồng thời rửa trôi bớt trứng, sâu non. Tuy nhiên, lưu ý nếu cây đang bị bệnh, bệnh sẽ dễ lây lan hơn.

Sau khi thu hoạch phải dọn sạch tàn dư của cây, đưa ra khỏi vườn tiêu hủy hoặc ủ làm phân bón để tiêu diệt trứng, sâu non…

* Biện pháp sinh học

Dùng bẫy pheromone có hiệu quả diệt trưởng thành sâu tơ.

Sử dụng thiên địch của sâu tơ như nhóm ăn mồi, nhóm ong ký sinh, nhóm vi sinh vật gây bệnh khi mật số sâu trên ruộng ít rất có ý nghĩa là thức ăn cho thiên địch, như các loài ong ký sinh Diadegma semiclausum, Diadronus collaris, bọ đuôi kìm.

* Biện pháp hóa học

Trước khi bứng cây ra trồng nên phun một đợt thuốc trên khay chậu hoặc nhúng cây con vào dung dịch thuốc trừ sâu để tiêu diệt sâu, nhộng, trứng đang tồn tại trên cây giống.

Tìm hiểu chi tiết tại Tải ứng dụng!

Copyright 2023 – MobiFone

Trung tâm Dịch vụ số MobiFone – Chi nhánh Tổng Công ty Viễn thông MobiFone

Giấy ĐKKD: 0100686209-087
Đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 16/06/2023 cấp bởi Sở KHDT thành phố Hà Nội.

Phát triển và vận hành sản phẩm: Công ty cổ phần giải pháp thời tiết WeatherPlus

Khám phá

Liên hệ

Trụ sở: Số 01 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội