Thường xuyên thăm vườn, tỉa bỏ những bộ phận bị sâu gây hại.
Trường hợp bị hại nặng có thể cắt bỏ các cành, chồi lá bị sâu hại, đem tập trung một chỗ để tiêu diệt.
Sâu bọ
Thường xuyên thăm vườn, tỉa bỏ những bộ phận bị sâu gây hại.
Trường hợp bị hại nặng có thể cắt bỏ các cành, chồi lá bị sâu hại, đem tập trung một chỗ để tiêu diệt.
Sâu gây hại chủ yếu trên lá. Sâu non sau khi nở sẽ xâm nhập vào bên dưới lớp biểu bì lá và tạo ra những đường vẽ ngoằn nghèo bên dưới bớp biểu bì của lá.
Con trưởng thành hoạt động ban đêm, ban ngày đậu trong tán lá, giao phối lúc chập tối. Con cái trưởng thành đẻ trứng rải rác ở mặt dưới lá non, sát gân lá chính, trứng nở ra sâu non, sâu non đục vào biểu bì mặt dưới lá tạo thành đường hầm ngoằn ngoèo.
Trường hợp có nhiều sâu hại trên cùng một lá sẽ làm lớp biểu bì lá phồng lên và cháy (hiện tượng phỏng lá).
Sâu non chủ yếu gây hại ở lá non.
Sâu non giai đoạn cuối có kích thước dài 6 mm, màu sắc biến đổi theo giai đoạn của tuổi sâu non, từ màu vàng xanh, đến màu vàng và có màu đỏ trước khi hóa nhộng.
Sâu phá hoại ở tất cả các tháng trong năm, mạnh nhất từ tháng 2 đến tháng 10.
Sâu vẽ bùa tấn công khiến cây quang hợp kém, ảnh hưởng đến sức sinh trưởng của cây. Đồng thời tạo ra những vết thương cơ giới, là cơ hội để nấm bệnh xâm nhập gây hại.
* Biện pháp canh tác kỹ thuật
Bón phân cân đối, chăm sóc vườn cây tốt để tăng sức chống chịu.
Thường xuyên thăm vườn để phát hiện và xử lý sớm khi sâu mới xuất hiện với mật độ thấp.
Tỉa cành để cây thông thoáng.
* Biện pháp sinh học
Bảo vệ và lợi dụng thiên địch tự nhiên như bọ rùa, kiến vàng.