Sâu xám

Sâu bọ

Đối với những vườn nhỏ, khi mật độ sâu thấp có thể bới đất quanh gốc cây bị sâu cắn để bắt sâu vào buổi sáng sớm hay chiều tối.

Triệu chứng

Tuổi 2, ban ngày sâu ẩn nấp dưới mặt đất ngay dưới gốc cây hoặc mặt dưới của lá. Ban đêm, sâu chui lên ăn lá non hoặc gặm xung quanh thân cây non.

Từ tuổi 3 – 4 trở đi sâu phá mạnh, cắn đứt ngang thân cây, kéo xuống đất để ăn. Mỗi đêm, một con sâu có thể cắn đứt 3 – 4 cây non.

Sâu xám chủ yếu hại giai đoạn cây con. Sâu xám hại nặng có thể mất 30 – 50% số cây, làm giảm mật độ, giảm năng suất cây trồng.

Nhận biết sâu hại

Ngài (bướm trưởng thành): Trưởng thành là loài bướm có thân dài 20 – 25 mm. Cánh trước có màu xám đen, gần phía góc mép ngoài có 3 vệt đen nhỏ hình tam giác. Cánh sau màu trắng, mép ngoài màu nâu xám nhạt. Cơ thể có nhiều lông màu xám.

Trứng: Trứng có hình cầu hơi dẹt, có sọc nổi, đường kính khoảng 0,5 mm. Lúc mới đẻ có màu trắng sữa, sau chuyển dần sang màu hồng nhạt, khi gần nở có màu tím sẫm. Vòng đời trứng từ 4 – 11 ngày.

Ấu trùng (sâu non): Sâu non màu đen nâu, có đường xẻ màu nâu nhạt ở giữa và hai sọc hai bên. Đầu rất đen, có hai điểm trắng. Sâu non màu xám đen nâu hoặc màu nâu xám, dọc theo hai bên thân có một dãy đen mờ, đầu đen (hoặc nâu sẫm).

Trên mỗi đốt thân phía trên có 4 u lông nhỏ, phía dưới có 4 u lông lớn. Đốt cuối cùng ở mảnh lưng có 2 vệt màu nâu đậm. Vòng đời từ 30 – 35 ngày.

Nhộng: Nhộng có màu nâu cánh gián, cuối bụng có một đôi gai ngắn. Vòng đời từ 9 – 13 ngày.

Nguyên nhân

Sâu xám có mặt quanh năm trên vườn. Sâu cắn phá mạnh vào lúc sáng sớm nhưng khi có ánh nắng sâu chui xuống dưới tán lá để ẩn nấp. Chiều mát sâu bắt đầu hoạt động trở lại và phá hại suốt đêm.

Bướm thường vũ hoá vào buổi chiều và bay ra hoạt động vào lúc vừa tối, ban ngày bướm đậu ở mặt sau lá hoặc trong các bụi cỏ.

Bướm hoạt động từ tối đến nửa đêm, có thể bay xa đến vài chục mét và cao đến 6 – 7 m, có xu tính với mùi chua ngọt và ánh sáng bước sóng ngắn.

Sau khi vũ hoá vài giờ, bướm có thể bắt cặp và một ngày sau đó có thể đẻ trứng.

Biện pháp phòng ngừa

* Biện pháp canh tác kỹ thuật

Vệ sinh vườn, làm sạch cỏ dại trên vườn và quanh bờ để hạn chế nguồn ký chủ phụ của sâu.

Cày ải, phơi đất 2 tuần trước khi trồng để diệt trứng và nhộng.

Sau vài vụ trồng ngô, rau, đậu… thì luân canh 1 vụ lúa hoặc các loại rau ưa nước như rau muống, rau cần… để diệt nhộng đang sống trong đất và cắt đứt nguồn thức ăn phù hợp cho sâu.

* Biện pháp sinh học

Hạn chế phun thuốc để bảo tồn thiên địch trên vườn như nhện, bọ rùa, ong ký sinh…

Dùng bẫy bả chua ngọt để bẫy bướm. Cách làm như sau: Trộn hỗn hợp gồm 4 phần đường + 4 phần dấm + 1 phần rượu + 1 phần nước. Cho vào trong bình đậy kín sau 3 – 4 ngày thì thêm vào 1% thuốc trừ sâu. Quấn giẻ hay bùi nhùi rơm rạ vào đầu gậy nhúng vào bả cắm trên bờ vườn. Bướm trưởng thành sẽ bay vào ăn bả chua ngọt và bị chết. Cứ 2 – 3 ngày nhúng bả lại 1 lần.

Tìm hiểu chi tiết tại Tải ứng dụng!

Copyright 2023 – MobiFone

Trung tâm Dịch vụ số MobiFone – Chi nhánh Tổng Công ty Viễn thông MobiFone

Giấy ĐKKD: 0100686209-087
Đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 16/06/2023 cấp bởi Sở KHDT thành phố Hà Nội.

Phát triển và vận hành sản phẩm: Công ty cổ phần giải pháp thời tiết WeatherPlus

Khám phá

Liên hệ

Trụ sở: Số 01 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội