Dùng vợt bắt bướm, ngắt nhộng trên lá hoặc có thể bắt sâu non bằng tay.
Sâu xanh bướm trắng
Sâu bọ
Triệu chứng
Đối với vườn rau mới trồng, sâu thường chui vào phần ngọn cây để phá hại làm các lá khi lớn bị cong queo, thủng lỗ chỗ.
Với bắp cải đã cuốn, sâu non đục sâu vào trong bắp và thải phân loang lổ, làm giảm chất lượng, mẫu mã sản phẩm.
Sâu non mới nở ăn vỏ trứng, sau đó bắt đầu gặm chất xanh và để lại màng lá trắng mỏng, sống thành từng cụm. Sâu tuổi lớn phân tán, ăn khuyết lá để lại gân làm cây xơ xác.
Nhận biết sâu hại
Bướm có thân dài 15 – 20 mm. Sải cánh 43 – 47 mm, cánh trước màu trắng, hình gần tròn, đầu cánh có vết đen hình tam giác tương đối lớn (2 – 3 mm) và 2 chấm đen nhỏ hơn, trên cánh có lớp bụi phấn mịn. Cánh sau màu trắng, góc cánh màu xám tro.
Trứng màu vàng nhạt, dài, có nhiều khía cạnh.
Sâu non mới nở màu xanh nhạt, sau chuyển màu xanh lục, trên thân có nhiều chấm đen nhỏ và có 3 sọc màu vàng phía lưng. Dọc theo thân có những lông ngắn, cứng, màu vàng.
Nhộng màu xanh, đính một đầu trên cuống lá rau. Giữa lưng nhộng nổi lên một đường gờ như xương sống, ngực nhô cao tạo thành góc nổi lên ở 2 bên phần bụng.
Vòng đời trung bình 35 – 40 ngày. Thời gian trứng: 2 – 6 ngày. Sâu non có 6 tuổi: 12 – 37 ngày. Tiền nhộng: 1 – 4 ngày. Nhộng: 4 – 14 ngày. Trưởng thành: 5 – 8 ngày.
Nguyên nhân
Sâu xanh bướm trắng thường phát sinh gây hại từ tháng 10 tới tháng 5 năm sau. Tuy nhiên, gây hại nặng nhất từ tháng 2 đến tháng 5 vì đây là giai đoạn điều kiện thời tiết phù hợp với sinh trưởng của sâu.
Sâu xanh bướm trắng phát sinh mạnh trong những tháng ít mưa.
Biện pháp phòng ngừa
* Biện pháp canh tác kỹ thuật
Bố trí thời vụ thích hợp, trong vụ đông xuân nếu trồng muộn sâu xanh bướm trắng sẽ gây hại nhiều.
Luân canh với cây trồng không cùng ký chủ như đậu, cà chua… nên trồng xen với cây họ cà, hành, tỏi… để xua đuổi con trưởng thành đến đẻ trứng.
Thường xuyên vệ sinh vườn trồng, hủy bỏ tàn dư cây trồng.
Sau khi thu hoạch phải dọn sạch tàn dư của cây, đưa ra khỏi khay chậu tiêu hủy hoặc ủ làm phân bón để tiêu diệt trứng, sâu non…
* Biện pháp sinh học
Sử dụng thiên địch như nhóm ăn mồi, nhóm ong ký sinh, nhóm vi sinh vật gây bệnh khi mật số sâu trên ruộng ít rất có ý nghĩa là thức ăn cho thiên địch, như các loài ong ký sinh Diadegma semiclausum, Diadronus collaris, bọ đuôi kìm.