Với mật độ sâu xanh ít bà con có thể bắt giết sâu non và nhộng bằng tay.
Sâu xanh/sâu đục quả
Sâu bọ
Triệu chứng
Sâu xanh chủ yếu phá hại nặng trên bộ phận non của cây dạ yến thảo ảnh hưởng đến phẩm chất, chất lượng hoa.
Sâu non nhỏ tuổi ăn búp, lá non, nụ hoa. Các lá và các chùm hoa bị sâu ăn có thể bị gãy
Nhận biết sâu hại
Trứng: Màu trắng đục, trước khi nở chuyển thành màu trắng hơi ngà vàng, rất nhỏ (khoảng 0,5 mm), tròn, có thể nhìn thấy được bằng mắt thường.
Sâu xanh non: Màu xanh nhạt hay màu xanh lá cây đậm, với 2 sọc trắng chạy dọc cơ thể rất rõ. Ấu trùng có 5 tuổi với 4 lần lột xác và phát triển trong thời gian 10 – 20 ngày.
Nhộng: Màu nâu nhạt khi mới hình thành, vài ngày sau chuyển thành màu nâu đen, kích thước trung bình 12,6 – 22,3 mm.
Sâu xanh trưởng thành: Là loài ngài nhỏ có kích thước chiều dài khoảng 10 – 12 mm, sải cánh rộng từ 20 – 25 mm.
Vòng đời trung bình 28 – 50 ngày. Trứng 2 – 7 ngày, sâu non 14 – 25 ngày, nhộng 10 – 14 ngày, trưởng thành 2 – 5 ngày.
Nguyên nhân
Do loài sâu bướm Helicoverpa armigera gây ra.
Sâu hóa nhộng trong lớp đầt sâu 5 – 10 cm. Sâu thường xuất hiện nhiều vào giai đoạn cây ra hoa rộ.
Sâu xanh thường phát triển và gây hại nặng trong điều kiện thời tiết nắng nóng, khô hạn. Ban đêm sâu gây hại mạnh sức bay khỏe và xa, còn ban ngày khi nắng nóng sâu thường chui xuống mặt dưới lá.
Biện pháp phòng ngừa
* Biện pháp canh tác kỹ thuật
Thu dọn tàn dư của cây trồng sau khi thu hoach.
Thường xuyên tỉa cành, tạo độ thông thoáng cho khu vườn để hạn chế sự phá hại của sâu.
Tăng cường sử dụng các loại phân bón hữu cơ, phân vi sinh giúp nâng cao sức đề kháng tổng thể của cây trồng
* Biện pháp sinh học
Tạo điều kiện sinh trưởng và hoạt động cho các loài ong ký sinh thuộc chi Apanteles spp.
Sử dụng các loại thuốc trừ sâu sinh học như Bacillus thuringiensis và tinh dầu Neem, hoặc phun hỗn hợp nước tiểu của bò pha loãng với nước lên cây cũng có tác dụng xua đuổi sâu xanh và một số loại côn trùng khác.